Câu hỏi:
10/12/2024 162Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Trách nhiệm pháp lí.
B. Nghĩa vụ pháp lí.
C. Vi phạm pháp luật.
D. Thực hiện pháp luật.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Lời giải: Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm trách nhiệm pháp lí.
→ A đúng
- B sai vì nghĩa vụ pháp lý đề cập đến trách nhiệm tuân thủ pháp luật, còn hậu quả bất lợi là hình phạt hoặc biện pháp xử lý do vi phạm gây ra, không phải là nghĩa vụ mà là kết quả của vi phạm.
- C sai vì vi phạm pháp luật là hành động trái pháp luật, không phải là nghĩa vụ, và hậu quả bất lợi là hình thức xử lý do vi phạm gây ra, không phải là nghĩa vụ phải thực hiện.
- D sai vì thực hiện pháp luật là nghĩa vụ tuân thủ các quy định, trong khi hậu quả bất lợi chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật, không phải khi thực hiện đúng.
*) Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.
Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
Câu 2:
Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lý, điều hành là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
Câu 3:
Những hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
Câu 4:
Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chân thương, tổn hại sức khỏe 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
Câu 5:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
Câu 6:
Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi trái pháp luật?
Câu 7:
Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
Câu 8:
Mục đích của việc ban hành pháp luật là điều chỉnh cách xử sự của công dân theo các quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của chủ thể nào dưới đây?
Câu 10:
Vi phạm dân sự là những hành vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ nào dưới đây?
Câu 11:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi có tính chất nào nào dưới đây?
Câu 12:
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
Câu 13:
Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?
Câu 14:
Người có hành vi vi phạm hình sự trước hết phải chịu trách nhiệm
Câu 15:
Phương án nào dưới đây không phải bản chất của thực hiện pháp luật?