Câu hỏi:
23/07/2024 24,613
Ngành đường biển của nước ta có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn chủ yếu do
A. có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
A. có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.
B. nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.
B. nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.
C. vận tải đường biển có phạm vi rộng và đường dài.
D. ngoại thương phát triển mạnh, xuất nhập khẩu lớn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Đường biển có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất vì vận tải đường biển chủ yếu là vận tải quốc tế, có ưu điểm là di chuyển trên những tuyến đường dài băng qua các đại dương lớn, từ châu lục này sang châu lục khác.
C đúng
- A sai vì việc có điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành đường biển không đồng nghĩa với việc ngành đường biển của Việt Nam có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn chủ yếu. Quản lý hạ tầng, cạnh tranh toàn cầu, và hạn chế logictics là những vấn đề cần giải quyết
- B sai vì việc có đội tàu buôn lớn và trang bị hiện đại không phải là điều kiện đảm bảo ngành đường biển của Việt Nam có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn chủ yếu. Quan trọng hơn là quản lý hiệu quả, cải tiến hạ tầng, và nâng cao năng lực logistics để thúc đẩy phát triển của ngành này.
- D sai vì ngoại thương phát triển mạnh và xuất nhập khẩu lớn không đảm bảo rằng ngành đường biển của Việt Nam có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn chủ yếu. Điều quan trọng là cần có hạ tầng cảng biển, dịch vụ logistics và quản lý hiệu quả để hỗ trợ hoạt động vận tải biển phát triển bền vững.
*) Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.
a) Đường bộ (đường ô tô)
- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại.
- Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
- Các tuyến đường chính:
+ Quốc lộ 1:
Dài 2300 km, bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau).
Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, kết nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh:
Là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai.
Có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước.
+ Hệ thống đường bộ của nước ta đang được hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng đường bộ xuyên Á.
b) Đường sắt
- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.
- Các tuyến đường chính:
+ Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam.
+ Hà Nội - Hải Phòng (102 km)
+ Hà Nội – Lào Cai (293 km)
+ Hà Nội – Thái Nguyên (75 km)
+ Hà Nội - Đồng Đăng (162,5 km)
+ Lưu Xá – Kép – Uông Bí – Bãi Cháy (175 km)
+ Các tuyến thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ đang được nâng cấp và xây dựng đạt chuẩn.
c) Đường sông
- Nước ta nhiều sông ngòi nhưng sử dụng cho mục đích giao thông còn hạn chế (khoảng 11 000 km).
- Vận tải đường sông tập trung chủ yếu ở các hệ thống sông chính:
+ Hệ thống sông Hồng – Thái Bình
+ Hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai
+ Một số sông lớn ở miền Trung
d) Ngành vận tải đường biển
- Điều kiện phát triển:
+ Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo, quần đảo ven bờ.
+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.
- Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng Bắc – Nam (quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh).
- Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Liên Chiểu – Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Giải Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc