Câu hỏi:
24/11/2024 371Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã
A. đánh bại hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
B. đánh bại 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
C. đánh bại chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
D. đánh bại triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Đây là chiến công của quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785.
=> A sai
Đây là chiến công của quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789.
=> B sai
Nguyễn Ánh đã từng đánh bại quân của chúa Trịnh, nhưng không phải vào năm 1802 mà sớm hơn và quá trình thống nhất đất nước diễn ra phức tạp hơn.
=> C sai
Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
=> D đúng
*Kiến thức mở rộng
* Trịnh Hoài Đức
- Trịnh Hoài Đức làm quan cho hai đời vua nhà Nguyễn (vua Gia Long, vua Minh Mạng). Trịnh Hoài Đức là một khai quốc công thần của Nguyễn vương Phúc Ánh, công thần đầu triều Nguyễn được giao nhiều việc hệ trọng, việc nào cũng hoàn thành tốt, được vua tin cậy, ban nhiều đặc ân.
Khi ông mất, vua truy tặng hàm “Thái bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ”, tên thụy là Văn Khắc; ban lệnh làm tang lễ trọng thể, an táng tại quê nhà theo nguyện vọng; cử hoàng tử Miên Hoằng đến viếng tang, danh thần Lê Văn Duyệt phúng viếng và di quan an táng tại làng Bình Trước (nay thuộc P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa).
Linh vị của Trịnh Hoài Đức được đưa vào điện thờ tại miếu Trung hưng Công thần (năm 1852) và đền Hiền Lương (năm 1858).
* Nguyễn Hữu Cảnh
Nguyễn Hữu Cảnh là một danh tướng thực sự vẻ vang, được sử liệu và người đời nhắc nhớ khi gắn với sự nghiệp giúp chúa Nguyễn mở cõi về phương Nam.
Ông là người có công lao trong việc chiếm đóng, bình định nhiều vùng đất cho chúa Nguyễn. con đường binh nghiệp của danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh thực sự vẻ vang, được sử liệu và người đời nhắc nhớ khi gắn với sự nghiệp giúp chúa Nguyễn mở cõi về phương Nam.
* Nguyễn Tri Phương
Nguyễn Tri Phương là một đại danh thần nhà Nguyễn đã có công dẹp giặc Pháp khắp nơi từ Nam chí Bắc, trong đó chiến công tiêu biểu của ông là cuộc kháng cự chống Pháp quyết liệt để giữ thành Hà Nội. Ông đã hy sinh anh dũng vào cuối năm 1873.
Hiện nay, bàn thờ ông được lập cạnh bàn thờ Tổng đốc Hoàng Diệu trên vọng lâu Bắc Môn thuộc Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Giải SGK Lịch sử 8 Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Việc khai hoang và thành lập các huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) gắn liền với công lao của nhân vật nào dưới đây?
Câu 3:
Trong những năm 1854 - 1856, ở khu vực Hà Nội (Việt Nam) đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nào dưới đây ?
Câu 5:
Vị vua nào của nhà Nguyễn đã cho khắc những vùng biển, cửa biển quan trọng của Việt Nam lên Cửu Đỉnh?
Câu 6:
Làng nghề thủ công nghiệp nào được đề cập đến trong câu ca dao dưới đây?
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh”
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn với các quốc gia láng giềng?
Câu 9:
Nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống dưới triều Nguyễn thuộc về cơ quan nào?
Câu 10:
Truyện Kiều là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ nào?
Câu 12:
Danh y Lê Hữu Trác là tác giả của bộ sách y dược học nào sau đây ?
Câu 13:
Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành
Câu 14:
Dưới thời vua Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào?