Câu hỏi:
01/08/2024 1,340
Một trong những mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ tháng 12/1986 là
A. bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh
B. hoàn thiện cơ chế quản lý đất nước
C. đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng
D. hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Một trong những mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ tháng 12/1986 là đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm và chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”. Để khắc phục điều này Đảng và Nhà nước ta phải tiến hanhg đổi mới.
→ C đúng.A,B,D sai
Đường lối đổi mới của Đảng
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
* Tình hình thế giới:
- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước Đông Âu ⇒ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đồng thời đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải xem xét lại con đường phát triển của mình (do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam có sự học hỏi kinh nghiệm của Liên Xô).
- Công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc bước đầu đạt được nhiều thành tựu ⇒ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hoàn cầu hóa ⇒ đặt ra cho Việt Nam yêu cầu phải tiến hành cải đổi mới cách, mở cửa,...
* Tình hình Việt Nam:
- Do sai lầm về chủ trương, chính sách trong việc thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội => Để khắc phục, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và bảo vệ và phát triển Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải tiến hành đổi mới.
- Việt Nam đang có những bất lợi trong quan hệ quốc tế (với Mĩ, Trung Quốc, ASEAN,...) => cần phải điều chỉnh chính sách đối ngoại.
2. Đường lối đổi mới của Đảng
- Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI (1986), được điều chỉnh, bổ sung, phát triển qua các kì Đại hội.
a. Quan điểm chung
- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trải qua 1 quá trình lâu dài.
- Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới về chính trị, song đổi mới kinh tế là trọng tâm.
3. Nội dung chính
- Về kinh tế:
+ Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
+ Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Về chính trị:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)