Câu hỏi:
25/08/2024 332
Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là
Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là
A. vừa tập trung vừa xen kẽ.
A. vừa tập trung vừa xen kẽ.
B. chỉ sinh sống ở đồng bằng.
C. chỉ sinh sống ở miền núi.
C. chỉ sinh sống ở miền núi.
D. chủ yếu sinh sống ở hải đảo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là vừa tập trung vừa xen kẽ, trong đó tình trạng cư trú xen kẽ khá phổ biến. Nơi cư trú tập trung là địa bàn các dân tộc đã sinh sống từ lâu đời, ở đó đồng bào quần tụ thành các đơn vị cư trú được gọi là bản, làng (các dân tộc miền núi phía bắc), buôn, làng (các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Trung Bộ), phum, sóc (dân tộc Khmer ở Nam Bộ).
* Thành phần dân tộc theo dân số
Việt Nam là một quốc gia thống nhất về lãnh thổ, đa dạng về tộc người. Việt Nam hiện có 54 dân tộc, phân bố trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam, trong đó:
- Dân tộc Kinh (còn gọi dân tộc Việt): số lượng đông nhất (chiếm 85,3% tổng dân số cả nước).
- Các dân tộc còn lại chiếm 14,7% dân số, gồm nhiều nhóm:
+ Các dân tộc có dân số trên dưới một triệu người: Tày, Thái, Mường. H’mông, Khmer, Nùng, Dao, Hoa…;
+ Các dân tộc có dân số vài trăm nghìn người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Sán Chay, Xtiêng…;
+ Các dân tộc có dân số dưới một trăm nghìn người đến hơn mười nghìn người: Thổ, Khơ-mú, Bru - Vân Kiều, Cơ-tu, Giáy, Giẻ - Triêng…
+ Các dân tộc có dân số dưới mười nghìn người: Pà Thẻn, Chút, Lự, Lô Lô, Cống, Ngái,…
+ Các dân tộc có dân số vài trăm người: Si La, Pu Péo, Rơ-mãm, Brâu, Ơ-du.
* Thành phần dân tộc theo ngữ hệ
a. Khái niệm ngữ hệ
- Ngữ hệ (hệ ngôn ngữ) là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản.
- Mỗi một ngữ hệ bao gồm một số ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ.
- Các dân tộc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, H’mông - Dao, Thái -Ka-đai, Hán -Tạng.
- Tiếng Việt được xếp vào nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ Nam Á – một ngữ hệ lớn ở vùng Đông Nam Á lục địa.
b. Sự phân chia tộc người theo ngữ hệ
- Xét về mặt ngôn ngữ, các dân tộc ở Việt Nam thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Hmông – Dao, Hán –Tạng và Thái – Ka-đai. Mỗi ngữ hệ gồm một số ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ.
- Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có tiếng nói riêng, trong đó 26 dân tộc đã có chữ viết. Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức của nhà nước và là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc.
- Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là vừa tập trung vừa xen kẽ, trong đó tình trạng cư trú xen kẽ khá phổ biến. Nơi cư trú tập trung là địa bàn các dân tộc đã sinh sống từ lâu đời, ở đó đồng bào quần tụ thành các đơn vị cư trú được gọi là bản, làng (các dân tộc miền núi phía bắc), buôn, làng (các dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên và Nam Trung Bộ), phum, sóc (dân tộc Khmer ở Nam Bộ).
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Giải Lịch Sử 10 Bài 19 ( Chân trời sáng tạo ): Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:
“......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:
“......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.
Câu 3:
Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?
Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam?
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam?
Câu 5:
Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của các dân tộc ở Việt Nam?
Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của các dân tộc ở Việt Nam?
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của lễ hội đối với đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Việt Nam?
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của lễ hội đối với đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Việt Nam?