Câu hỏi:
23/07/2024 160Một số bằng tổng các ước của nó (không kể chính nó) gọi là số hoàn hảo. Chẳng hạn, các ước của 6 (không kể chính nó) là 1; 2; 3 ta có 1 + 2 + 3 = 6. Vậy 6 là số hoàn hảo. Hãy chỉ ra trong các số 10; 28; 49 số nào là số hoàn hảo.
A. 10;
B. 28;
C. 49;
D. 10; 28 và 49.
Trả lời:
Đáp án B
+) Lấy 10 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 10 ta thấy 10 chia hết cho 1; 2; 5; 10.
Các ước của 10 không kể chính nó là: 1; 2 và 5.
Ta có: 1 + 2 + 5 = 8 (khác 10).
Vậy 10 không phải là số hoàn hảo.
+) Lấy 28 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 28 ta thấy 28 chia hết cho 1; 2; 4; 7; 14; 28.
Các ước của 28 không kể chính nó là: 1; 2; 4; 7; 14.
Ta có: 1 + 2 + 4 + 7 + 14 = 28.
Vậy 28 là số hoàn hảo.
+) Lấy 49 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 49 ta thấy 49 chia hết cho 1; 7; 49.
Các ước của 49 không kể chính nó là: 1; 7.
Ta có 1 + 7 = 8 (khác 49)
Vậy 49 không phải số hoàn hảo.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Hãy cho hai ví dụ về hai số có ƯCLN bằng 1 mà cả hai đều là hợp số.
Câu 7:
Gọi ƯC(24, 28) là tập hợp các số vừa là ước của 24, vừa là ước của 28. Hãy viết tập hợp ƯC(24, 28).
Câu 12:
Cho hai số a = 72 và b = 96
a) Phân tích a và b ra thừa số nguyên tố;
b) Tìm ƯCLN(a, b), rồi tìm ƯC(a, b).
Câu 14:
Các phân số sau đã là phân số tối giản chưa? Nếu chưa, hãy rút gọn về phân số tối giản?
a) ; b) .
Câu 15:
Cho hai số a = 132, b = 36.
a) Phân tích a và b ra thừa số nguyên tố.
b) Tìm ƯCLN(a, b) và ƯC(a, b).