Câu hỏi:
23/07/2024 772
Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch?
A. Giao thông thuận lợi.
A. Giao thông thuận lợi.
B. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.
B. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.
C. Có nguồn nhân lực dồi dào.
D. Cảnh quan thiên nhiên đẹp.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Đây là thuận lợi chính để phát triển du lịch ở miền núi. Các khu vực miền núi ở nước ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đẹp như núi non, thung lũng, rừng nguyên sinh, thác nước, hang động... Những cảnh quan này hấp dẫn du khách đến tham quan và khám phá.
D đúng.
- A sai vì miền núi thường gặp khó khăn về giao thông do địa hình phức tạp và hạ tầng giao thông chưa phát triển. Điều này không phải là thuận lợi chính cho phát triển du lịch ở khu vực này.
- B sai vì kí hậu ở miền núi có thể khá đa dạng và không phải lúc nào cũng ổn định. Miền núi cũng có thể gặp phải thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, nên đây không phải là thuận lợi chính.
- C sai vì mặc dù có một số khu vực miền núi có nguồn nhân lực, nhưng đây không phải là yếu tố chính để thu hút du lịch. Nguồn nhân lực dồi dào chủ yếu ảnh hưởng đến các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ hơn là trực tiếp thu hút khách du lịch.
* Du lịch nước ta
a) Tài nguyên du lịch
Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.
Tự nhiên
- Địa hình: đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.
- Khí hậu: sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Nước: nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
- Sinh vật: có nhiều giá trị du lịch, đặc biệt là các vườn quốc gia.
Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận
Nhân văn
- Các di tích văn hoá - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng.
- Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử.
- Tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.
Quần thể Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
b) Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu
BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢT KHÁCH VÀ TỔNG THU DU LỊCH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
- Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.
- Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.
- Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta:
+ Các trung tâm du lịch: Hà Nội (phía Bắc), TP. Hồ Chí Minh (phía Nam), Huế - Đà Nẵng (miền Trung).
+ Các vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
Ruộng bậc thang Mù Căng Chải, Yên Bái được xếp hạng di tích quốc gia
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Giải Địa lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch