Câu hỏi:

31/10/2024 256

Khu vực nào sau đây vào nửa cuối mùa đông hầu như không có mưa phùn?

A. Vùng ven biển.

B. Vùng núi Tây Bắc.

Đáp án chính xác

C. Đồng bằng Bắc Bộ.

D. Đồng bằng Bắc Trung Bộ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Vùng núi Tây Bắc vào nửa cuối mùa đông hầu như không có mưa phùn.

→ B đúng 

- A, C, D sai vì thường có mưa phùn do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mang theo độ ẩm từ biển. Ngược lại, các khu vực này không phải là nơi hầu như không có mưa phùn trong thời gian này, vì chúng vẫn tiếp nhận ẩm ướt từ không khí lạnh.

*) Gió mùa

- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

* Gió mùa mùa đông

- Hướng: Đông Bắc.

- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.

- Phạm vi: Miền Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.

- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

* Gió mùa mùa hạ

- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).

- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).

- Phạm vi: Cả nước.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Tính chất: Nóng, ẩm.

- Hệ quả:

+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

GIÓ MÙA MÙA HẠ Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giải Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Gió thổi từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương vào nước ta là

Xem đáp án » 23/07/2024 6,058

Câu 2:

Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc nước ta là

Xem đáp án » 14/12/2024 5,003

Câu 3:

Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam xâm nhập vào nước ta vào thời gian

Xem đáp án » 12/12/2024 4,102

Câu 4:

Vào nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi đến nước ta gây mưa ở khu vực

Xem đáp án » 23/07/2024 3,282

Câu 5:

Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở mỉền Bắc nước ta thổi xen kẽ với

Xem đáp án » 23/07/2024 3,015

Câu 6:

Gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta có nguồn gốc từ khối khí

Xem đáp án » 29/10/2024 2,526

Câu 7:

Gió tây nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp vào nước ta thông thường trong khoảng thời gian từ tháng ... đến tháng ...

Xem đáp án » 23/07/2024 2,395

Câu 8:

Tín phong thổi vào nước ta chỉ mạnh nhất vào thời kì

Xem đáp án » 04/12/2024 2,303

Câu 9:

Gió thịnh hành trong mùa đông từ vĩ tuyến 16°B trở vào là

Xem đáp án » 30/11/2024 2,293

Câu 10:

Thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta vào tháng

Xem đáp án » 23/07/2024 2,209

Câu 11:

Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta gồm có

Xem đáp án » 10/10/2024 2,171

Câu 12:

Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào đầu mùa đông ở nước ta là

Xem đáp án » 11/11/2024 1,909

Câu 13:

Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây nguyên là do hoạt động của

Xem đáp án » 28/08/2024 1,585

Câu 14:

Gió Tây khô nóng ở Trung Bộ và nam Tây Bắc nước ta có nguồn gốc từ khối khí

Xem đáp án » 29/10/2024 1,320

Câu 15:

Mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông là

Xem đáp án » 23/07/2024 1,261