Câu hỏi:
23/08/2024 6,223
Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm là
A. thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn, đông dân.
A. thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn, đông dân.
B. có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
B. có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
C. thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.
D. ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn.
Trả lời:
Đáp án đúng là:A
- Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm là thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn, đông dân.
Khu công nghiệp tập trung (KCN tập trung) là một khu vực được quy hoạch và xây dựng để tập trung các hoạt động công nghiệp và sản xuất. Nó có một số đặc điểm chung như sau: Vị trí tập trung: KCN tập trung thường được đặt ở các vị trí chiến lược, gần các cảng biển, cửa khẩu, đường cao tốc hoặc các trung tâm kinh tế lớn.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Điểm công nghiệp
Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.
b) Khu công nghiệp
- Khu công nghiệp (khu công nghiệp tập trung) được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay.
- Do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
- Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.
- Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn bị hạn chế.
- Tính đến tháng 12/2019, cả nước đã hình thành 335 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó đã có 256 khu đang đi vào hoạt động.
c) Trung tâm công nghiệp
- Hình thức tổ chức ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn.
- Có các ngành chuyên môn hóa, các ngành hỗ trợ và phục vụ.
- Về quy mô, chia làm 3 loại:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,…
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Thái Nguyên, Vinh, Việt Trì,...
d) Vùng công nghiệp
- Là hình thức tổ chức cao nhất, không gian rộng lớn.
- Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp nước ta có 6 vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp