Câu hỏi:
01/01/2025 1,061Khởi nghĩa Tây Sơn mang tính chất gì?
A. Khởi nghĩa nông dân.
B. Cuộc giải phóng dân tộc.
C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước.
Trả lời:
Đáp án: A
Lời giải: Khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra với mục tiêu chống lại chế độ phong kiến, giành quyền lợi cho nhân dân, do giai cấp nông dân lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa trong địa bàn nhỏ hẹp phong trào đã phát triển nhanh chóng, sức mạnh của phong trào nông dân đã đánh bại các thế lực phong kiến, phá vỡ xu hướng cát cứ, tạo tiền đề cho sự thống nhất về mặt nhà nước.
=> A đúng
Mặc dù nghĩa quân Tây Sơn đã chiến đấu chống lại quân xâm lược Thanh và Xiêm, phong trào này chủ yếu khởi nguồn từ sự bất mãn của nông dân đối với sự áp bức của các tập đoàn phong kiến trong nước, chứ không hoàn toàn là một cuộc giải phóng dân tộc.
=> B sai
Dù có những trận đánh quan trọng chống lại quân Thanh và Xiêm, tính chất chính của khởi nghĩa Tây Sơn vẫn là cuộc nổi dậy của nông dân chống lại ách áp bức trong nước.
=> C sai
Mặc dù phong trào Tây Sơn đã đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh và Nguyễn, nhưng nguyên nhân chính của cuộc khởi nghĩa là sự bất mãn của nông dân đối với sự áp bức của các tập đoàn phong kiến.
=> D sai
Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn
a) Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
- Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng rộng từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
- Tình thế bất lợi khi phía bắc bị quân Trịnh tấn công, phía nam có quân chúa Nguyễn.
- Nguyễn Nhạc tạm hoãn với quân Trịnh để đánh quân Nguyễn.
- Nghĩa quân Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định.
- Năm 1777, chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ Nguyễn Ánh chạy thoát.
- Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
b) Đánh tan quân Xiêm xâm lược
- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, quân Xiêm tấn công và chiếm miền Tây Gia Định.
- Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mỹ Tho và chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
- Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra ngày 19-1-1785. Quân Tây Sơn chặn đánh quân Xiêm bằng cách đánh nghi binh, nhử quân vào trận địa mai phục, kết hợp dùng thuyền, bè lửa đốt cháy thuyền giặc, khiến quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết.
- Trận Rạch Gầm - Xoài Mút trở thành một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam và đánh dấu sự trỗi dậy của phong trào dân tộc Tây Sơn.
c) Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Triều Lê sụp đổ
- Tháng 5 –1786, quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân và giải phóng Đàng Trong.
- Quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long (tháng 7 – 1786), lật đổ chúa Trịnh, giao lại quyền cho vua Lê.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, sụp đổ chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.
d) Đại phá quân Thanh xâm lược
- Cuối năm 1788, nhà Thanh xâm lược nước ta với 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.
- Quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long, tạo phòng tuyến thuỷ-bộ liên hoàn.
- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn giải phóng Thăng Long trong 5 ngày, bảo vệ độc lập của đất nước.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phong trào Tây Sơn
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chiến thắng nào là chiến thắng lớn nhất trước quân Thanh của vua Quang Trung năm 1788-1789 ?
Câu 3:
Nội dung của câu thơ "Đường trời mở rộng thênh thênh
Ta đây cũng một triều đình kém ai"
thể hiện điều gì ?
Câu 4:
“Ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng…Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo…Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.” là lời mô tả của các giáo sĩ phương Tây về nghĩa quân nào?
Câu 5:
Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn:
Câu 6:
Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?
Câu 7:
Sau khi làm chủ hầu hết các vùng ở Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì ?
Câu 8:
Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?