Câu hỏi:
13/07/2024 223Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch KOH (dư 10% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 29 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 10
B. 5
C. 6
D. 4
Trả lời:
Giả sử peptit X có số mắt xích là n
X + nKOH → hh rắn + H2O
Vì X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và dung dịch KOH lấy dư 15%
→ nKOH = 1,1.n.nX = 1,1.n.0,1 = 0,11n
Bảo toàn khối lượng : mX + mKOH = mchất rắn + mH2O
→ m + 0,11n.56 = m +29 +18.0,1 → n = 5
→ số liên kết peptit trong X là : 5 – 1 = 4
Đáp án cần chọn là: D
Chú ý
Lỗi sai thường gặp:
+ nhầm lẫn số mắt xích và số liên kết → chọn nhầm B
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala-Gly-Gly và tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala-Gly; 0,05 mol Gly-Gly; 0,1 mol Gly; Ala-Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
Câu 2:
Thủy phân 58,05 gam peptit Val-Gly-Gly-Val-Gly thu được hỗn hợp X gồm 10,5 gam Gly; 18,72 gam Val; 6,6 gam Gly-Gly; 8,7 gam Val-Gly; 11,55 gam Gly-Val-Gly và m gam một pentapeptit X1. Giá trị m là (Cho biết khối lượng mol của Val và Gly lần lượt 117 và 75)
Câu 3:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X thì thu được 1 mol glyxin, 2 mol alanin và 2 mol valin. Trong sản phẩm của phản ứng thủy phân không hoàn toàn X có Gly-Ala-Val. Amino axit đầu C của X là valin. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn dữ kiện trên là
Câu 4:
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam Ala; 22,5 gam Gly và 23,4 gam Val. Giá trị của m là
Câu 5:
Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt), cho tiếp 1 - 2 ml nước cất, lắc đều ống nghiệm.
Bước 2: Cho tiếp 1 - 2 ml dung dịch NaOH 30% (đặc) và 1 - 2 giọt dung dịch CuSO4 2% vào rồi lắc ống nghiệm.
Bước 3: Để yên ống nghiệm 2 - 3 phút.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 1 ta thu được dung dịch protein.
(2) Thí nghiệm này có thể tiến hành ở điều kiện thường và không cần đun nóng.
(3) Sau bước 2, dung dịch ban đầu xuất hiện màu xanh tím.
(4) Sau bước 3, màu xanh tím đậm dần rồi biến mất.
(5) Phản ứng màu biure xảy ra thuận lợi trong môi trường kiềm.
(6) Có thể thay lòng trắng trứng gà hoặc vịt bằng dầu ăn.
Số phát biểu đúng là
Câu 6:
Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam một đipeptit X có cấu tạo bởi α-amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm trong đó có 11,1 gam một muối có chứa 20,72% Na về khối lượng. Công thức chất X là:
Câu 7:
Cho m gam peptit X (mạch hở) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y chứa (m + 11,1) gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala và Val. Cô cạn Y được chất rắn Z, đem đốt cháy hoàn toàn Z thu được 15,9 gam Na2CO3. Nếu cho m gam X với dung dịch HCl dư, sau phản ứng dung dịch thu được đem cô cạn được 36,25 gam hỗn hợp muối T. Cho các phát biểu sau:
(1) X là hexapeptit
(2) Giá trị của m = 20,8 gam
(3) Phân tử khối của X là 416
(4) Trong X chỉ có 1 gốc Ala
(5) % khối lượng muối clorua của Gly trong T là 46,14%
Số phát biểu đúng là
Câu 8:
X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm COOH và một nhóm NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch, thu được khối lượng chất rắn khan là
Câu 9:
X, Y, Z, T là các peptit đều được tạo bởi các α-amino axit no chứa một nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và có tổng số nguyên tử oxi là 12. Đốt cháy 13,98 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 14,112 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác đun nóng 0,135 mol hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng chất rắn khan là