Câu hỏi:
18/12/2024 196Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm
A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.
B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.
D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Nhà sử học không có khả năng thay đổi hiện thực lịch sử. Nhiệm vụ của họ là tìm hiểu, phân tích và tái hiện lại quá khứ một cách khách quan.
=> A sai
Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành như Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học,... để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát. Trên cơ sở đó vạch ra những triết lí, rút ra bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn. (SGK - Trang 22)
=> B đúng
Việc sử dụng các phương pháp và kiến thức từ các ngành khoa học khác không chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học mà ngược lại, cho thấy tính liên ngành và tính khoa học của môn học này.
=> C sai
Các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ tương hỗ và phát triển cùng nhau.
=> D sai
Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành
- Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gic, xử lí sử liệu, điền dã,… Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (Địa lí học, Tôn giáo học, Văn học, Nhân học,...)
- Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những điều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.
- Một số đối tượng hoặc chủ để nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, như lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo,..
2. Mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
2.1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.
- Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.
- Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học. Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn - Sử, Sử - Địa, Sử - Triết, có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.
2.2. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học
- Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác.
- Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.
- Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, thương hỗ và ngày càng quan trọng trong xu thế phát triển liên ngành, đa ngành của các lĩnh vực khoa học ngày nay.
3. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
3.1. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
Sử học phục dựng và mô tả bốn cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử
- Mọi ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đều có lịch sử. Muốn biết được lịch sử phát triển của ngành như thế nào, người ta cần đến sự hỗ trợ của sử học.
- Vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:
+ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ, đặc biệt là linh vực có truyền thống lâu đời như: Toán học, Vật lý Hoá học, Thiên văn học,..
+ Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và Công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.
+ Lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ là một bộ phận và có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của các lĩnh vực khoa học này. Sự tổng kết về lịch sử giúp những người làm khoa học tự nhiên và Công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn, nảy sinh những ý tưởng khoa học mới, hạn chế lặp lại sai lầm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.
3.2. Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ với sử học
- Khoa học tự nhiên và công nghệ có mối quan hệ tương hỗ với Sử học.
+ Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cung cấp nguồn dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học, thông qua đó, nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.
+ Các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thảm, hệ thống thông tin địa lí (GIS), trị tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo, hỗ trợ các nhà sử học một cách hiệu quả trong quá trình thu thập và xử lí sử liệu trình bày và tái hiện quá khứ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 3 (Cánh diều): Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Giải Lịch sử 10 Bài 3 (Cánh diều): Sử học với các lĩnh vực khoa học khác | Giải Lịch sử 10
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?
Câu 2:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học?
Câu 5:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
Câu 6:
Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn vì những thông tin này
Câu 8:
Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố chứng minh Sử học là môn khoa học liên ngành?
Câu 9:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
Câu 11:
Nội dung nào sau đây là mục đích của các nhà sử học khi vận dụng tri thức của các ngành khoa học khác để nghiên cứu lịch sử?
Câu 12:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?
Câu 13:
Các ngành công nghệ số và viễn thám có vai trò như thế nào đối với Sử học?
Câu 14:
Sử học và các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có mối liên hệ như thế nào?