Câu hỏi:
26/06/2024 78Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Z là:
A. C3H6
B. CH4
C. C2H4
D. C2H6
Trả lời:
Chọn đáp án B
Gọi số mol hai ancol X, Y là x mol và số mol hiđrocacbon Z là y mol.
¨ đốt M + 0,07 mol O2 ―t0→ 0,04 mol CO2 + ? mol H2O.
hiđrocacbon không có Oxi, hai ancol đều đơn chức có 1 Oxi ⇒ nO trong M = x mol.
⇒ Bảo toàn nguyên tố Oxi có nH2O = x + 0,07 × 2 – 0,04 × 2 = x + 0,06 mol.
Tương quan đốt: ∑nH2O - ∑nCO2 = (x + 0,06) – 0,04 = x + 0,02
ancol no, đơn chức, mạch hở ⇒ hiđrocacbon phải là ankan và nankan = 0,02 mol.
⇒ số Chđc Z phải < 2 vì nếu ≥ 2 thì nCO2 ≥ 2 × 0,02 = 0,04 mol rồi.
⇒ Hiđrocacbon Z chỉ có 1C → ứng với chất là CH4: khí metan. Chọn B
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Oxi hóa 6,4 gam một ancol đơn chức thu được 9,92 hỗn hợp X gồm anđehit, axit, nước và ancol dư. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được 1,344 lít CO2 ở đktc. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì khối lượng kim loại bạc thu được là
Câu 3:
Hòa tan hoàn toàn 21 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị I và kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 1,008 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Câu 4:
Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn X. Chất rắn X gồm:
Câu 5:
Hòa tan hoàn toàn 7,52 gam hỗn hợp X gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 21,504 lít khí NO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
Câu 7:
Cho dung dịch các chất sau: C6H5NH2 (X1); CH3NH2 (X2); H2NCH2COOH (X3); HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH (X4); H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (X5). Những dung dịch làm xanh quỳ tím là:
Câu 8:
Các phát biểu nào sau đây không đúng?
(a) Dung dịch đậm đặc của NaSiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng
(b) Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô
(c) Thủy tinh có cấu trúc vô định hình, khi đun nóng, nó mềm dần rồi mới chảy
(d) Than chì là tinh thể có ánh kim, dẫn điện tốt, có cấu trúc lớp
(e) Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử. Tinh thể kim cương cứng nhất trong tất cả các chất
(f) Silic tinh thể có tính bán dẫn: ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện giảm
Câu 9:
Khuấy kĩ dung dịch chứa 13,6 gam AgNO3 với m gam bột Cu rồi thêm tiếp 100ml dung dịch H2SO4 loãng, dư vào. Đun nóng cho tới khi các phả nứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 9,28 gam kim loại và V lít khí NO (đktc), giá trị của m và V là:
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn 5,65 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít (đktc) khí H2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, được m gam muối khan. Giá trị m là:
Câu 12:
Thủy phân hoàn toàn 20,3 gam chất hữu cơ có CTPT là C9H17O4N bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được một chất hữu cơ X và m gam ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
Câu 13:
Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
Câu 15:
Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam kim loại M hóa trị II trong dung dịch HNO3 đặc, dư thu được 26,88 lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là