Câu hỏi:
20/07/2024 89Hỗn hợp E gồm chất X (C3H9NO2) và chất Y (C2H8N2O3). Cho 6,14 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,06 mol hai amin đơn chức, bậc một và dung dịch F chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 5,10.
B. 4,92.
C. 5,04.
D. 4,98.
Trả lời:
Đáp án C
X là: CH3COONH3CH3 (x mol)
Y là: C2H5NH3NO3 (y mol)
Ta có:
mE = 91x + 108y = 6,14
n amin = x + y = 0,06
Giải hệ thu được x = 0,02; y = 0,04
F gồm: CH3COONa (0,02 mol) và NaNO3 (0,04 mol)
=> m = 0,02.82 + 0,04.85 = 5,04 gam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
(c) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
(d) Nhúng thanh kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(e) Đốt Ag2S bằng khí O2.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
Câu 2:
Hấp thụ hoàn toàn 0,05 mol hiđrocacbon X vào bình đựng lượng dư dung dịch brom, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 2,8 gam. Công thức phân tử của X là
Câu 3:
Để tác dụng hết với x mol triglixerit X cần dùng tối đa 7x mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn x mol X trên bằng khí O2, sinh ra V lít CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa V với x và y là
Câu 4:
Ở nhiệt độ cao, cacbon không tác dụng trực tiếp với chất nào sau đây?
Câu 5:
Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
(b) Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước.
(c) Saccarozơ thuộc loại monosaccarit.
(d) Ở điều kiện thường, etyl axetat là chất lỏng, tan nhiều trong nước.
(e) Metylamin có lực bazơ lớn hơn lực bazơ của etylamin.
(g) Gly-Ala và Gly-Ala-Gly đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất màu tím.
Số phát biểu đúng là
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm MgO, Al, Zn và Fe trong dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4NO3) và hỗn hợp khí Z gồm 0,1 mol NO; 0,05 mol N2. Số mol HNO3 đã bị khử là
Câu 9:
Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y gồm
Câu 10:
Cho dãy các chất: metan, axetilen, benzen, phenol, anilin, axit acrylic, anđehit axetic. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
Câu 12:
Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Ở dạng lỏng, phenol không có khả năng phản ứng với
Câu 13:
Thực hiện hai thí nghiệm sau:
· Thí nghiệm 1: Cho m1 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được a gam Ag.
· Thí nghiệm 2: Thủy phân m2 gam saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng (hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam Ag. Biểu thức liên hệ giữa m1 và m2 là
Câu 14:
Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hỗn hợp X gồm C2H5NH2 và (CH3)2NH bằng lượng vừa đủ khí O2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 59,1 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m là
Câu 15:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ba vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 5,04 lít H2 (đktc). Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,475 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là