Câu hỏi:
18/07/2024 134Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau trong đó X có số mol bé nhất. Cho 12,9 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 10,9 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng và hỗn hợp hơi M gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Cho hỗn hợp M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,12 gam Ag. Thành phần phần trăm về khối lượng của X trong E là
A. 16,67%.
B. 20,00%.
C. 13,33%.
D. 25,00%
Trả lời:
F có phản ứng với AgNO3 => trong F phải có muối HCOONa => muối còn lại là CH3COONa
nHCOONa = nAg/2 = 0,1 mol
=> nCH3COONa = 0,05 mol
Ta có: neste = nmuối = 0,1+ 0,05 = 0,15 mol
=> Meste = 86 => Công thức của E là C4H6O2
=> Công thức E là HCOOCH=CH-CH3 a mol; HCOOCH2-CH=CH2 b mol và CH3COOCH=CH2 c mol
=> X là HCOOCH=CH-CH3 (vì số mol bằng 0,02)
%X = 0,02.86.100%/12,9 = 13,33%
Đáp án cần chọn là: C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chất béo E được tạo bởi glixerol và hai axit béo X và Y (có cùng số nguyên tử C, trong phân tử mỗi chất có không quá ba liên kết pi, MX < MY và nX < nY). Xà phòng hóa hoàn toàn 15,96 gam E bằng KOH vừa đủ thu được 17,48 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn 7,98 gam E thu được 11,424 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam nước. Khối lượng mol phân tử của X gần nhất với
Câu 2:
Hỗn hợp E gồm axit no, đơn chức X, axit đa chức Y (phân tử có 3 liên kết π, mạch không phân nhánh) đều mạch hở và este Z (chỉ chứa nhóm chức este, không chứa nhóm chức khác) tạo bởi ancol đa chức T với X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 14,93 gam E cần dùng 0,3825 mol O2. Mặt khác, 14,93 gam E phản ứng tối đa với 260 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam ancol T. Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được 1,98 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Nhận xét nào sau đây sai
Câu 3:
X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 86,7 gam hỗn hợp M thành 3 phần bằng nhau.
Phần 1: Đem đốt cháy hết bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 23,52 lít CO2 (đktc) và 17,1 gam H2O.
Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi xảy ra hoàn toàn, thu được 32,4 gam Ag.
Phần 3: Cho phản ứng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
Câu 4:
Cho hỗn hợp E chứa 3 este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 146) đều mạch hở và không phân nhánh. Đun nóng 36,24 gam E cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M, dung dịch sau phản ứng đem cô cạn thu được hỗn hợp gồm 2 ancol đều no, thuộc cùng một dãy đồng đẳng, kế tiếp và phần rắn F. Lấy toàn bộ lượng F đun với vôi tôi xút thu được 1 khí duy nhất có thể tích 8,96 lít ở đktc. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol trên cần dùng 18,816 lít ở đktc khí O2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với
Câu 5:
Cho các chất mạch hở: X là axit không no mạch phân nhánh, có 2 liên kết p ; Y và Z là 2 axit no đơn chức ; T là ancol no 3 chức ; E là este của X, Y, Z với T. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm X và E thu được a gam CO2 và (a – 4,62) gam H2O, mặt khác m gam M phản ứng vừa đủ với 0,04 mol NaOH trong dung dịch. Cho 13,2 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối khan V. Đốt cháy hoàn toàn V thu được 0,4 mol CO2 và 14,24 gam gồm Na2CO3 và H2O. Phần trăm khối lượng của E trong M có giá trị gần nhất với
Câu 6:
Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết π). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng muối của hai axit no là (a) gam. Giá trị của (a) là
Câu 7:
Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở: X, Y là hai axit cacboxylic; Z là ancol no; T là este đa chức tạo bởi X, Y với Z. Đun nóng 10,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 100 ml dung dịch NaOH 1,6M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 3,6 gam; đồng thời thu được 1,344 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,2 mol O2 thu được Na2CO3, H2O và 0,16 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 8:
Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở X, Y (MX < MY); ancol no ba chức, mạch hở Z và trieste T tạo bởi hai axit và ancol trên. Cho 24 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dụng dịch sau phản ứng còn lại m gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24 gam M trên bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 0,75 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Nhận xét nào su đây là sai?
Câu 9:
Cho X, Y là hai axit hữu cơ mạch hở (MX < MY); Z là ancol no; T là este hai chức mạch hở không phân nhánh tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư thấy bình tăng 19,24 gam và thu được 5,824 lít H2 ở đktc. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 15,68 lít O2 (đktc) thu được khí CO2, Na2CO3 và 7,2 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của T trong E gần với giá trị nào nhất?
Câu 10:
Este X được tạo từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn X luôn thu được CO2 có số mol bằng O2 phản ứng. Cho 1 mol X phản ứng vừa hết 2 mol H2 (xúc tác Ni, to) thu được chất Y. Cho 1 mol chất Y tác dụng với 2 mol NaOH thu được 3 chất A, B, C trong đó B và C là đồng đẳng kế tiếp và khi đun nóng B với H2SO4 đặc ở 170oC không thu được anken. Cho các nhận định:
(1) Chất X có CTPT là C7H8O4.
(2) Chất A có CTPT là C4H2O4Na.
(3) Chất C là ancol etylic.
(4) Hai chất X và Y đều có mạch không phân nhánh.
Số nhận định đúng là
Câu 11:
Hỗn hợp E gồm bốn chất mạch hở X, Y, Z, T (trong đó: X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic, Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T). Đốt cháy 27,6 gam E cần dùng 26,88 lít O2 (đktc), thu được 19,8 gam nước. Mặt khác, để phản ứng vừa đủ với 27,6 gam E cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 3M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T tác dụng dung dịch Cu(OH)2 và số C trong T nhỏ hơn 4. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với:
Câu 12:
Este X đơn chức, mạch hở có khối lượng phân tử là 100 đvc. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E chứa X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, không phân nhánh) cần dùng 19,6 lít O2 đktc, thu được 33 gam CO2. Mặt khác, đun nóng 36,6 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp gồm hai muối có khối lượng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 13:
Hỗn hợp X gồm etyl axetat, đimetyl ađipat, vinyl axetat, anđehit acrylic và ancol metylic (trong đó anđehit acrylic và ancol metylic có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn 19,16 gam X cần dùng 1,05 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O được dẫn qua nước vôi trong dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với ban đầu. Giá trị của m là
Câu 14:
Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
Câu 15:
X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX<MY<MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 86,7 gam hỗn hợp M thành 3 phần bằng nhau.
Phần 1: Đem đốt cháy hết bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 23,52 lít CO2 (đktc) và 17,1 gam H2O.
Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi xảy ra hoàn toàn, thu được 32,4 gam Ag.
Phần 3: Cho phản ứng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với