Câu hỏi:
21/07/2024 96Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là :
A. 31,95%.
B. 19,97%.
C. 23,96%.
D. 27,96%.
Trả lời:
Đáp án C
Quan sát sơ đồ quá trình quy đổi + xử lí:
► NaOH vừa đủ xử lí "kép" dung dịch sau phản ứng:
♦1: đọc ra chất rắn cuối cùng là 0,24 mol MgO ||→ biết ∑nMg
(vì thế mà chúng ta có xu hướng quy đổi lại hỗn hợp X như trên sơ đồ.!).
♦2: Natri đi về đâu? gọi nNaNO3 = x mol thì với 1,14 mol NaOH nữa là ∑nNa+ = 1,14 + x mol.
đi về NaCl và NaAlO2. Biết nCl = 1,08 mol nên đọc ra nNaAlO2 = 0,06 + x mol.
Bảo toàn N có ngay và luôn nNO3 trong X = (0,54 – 5x) mol.
có mỗi một giả thiết mX = 13,52 gam nên cần tìm nO trong X nữa là sẽ giải và tìm được x. Xem nào:
♦1 Bảo toàn electron mở rộng: ∑nH+ = 10nN2O + 10nNH4+ + 2nH2 + 2nO trong X
♦2: bảo toàn H tìm nH2O rồi bảo toàn O (ghép cụm NO3) cũng tìm được nhanh nO trong X
||→ theo cả 2 cách đều cho biết nO trong X = 20x – 1,94 mol. Như phân tích trên:
giải mX = mMg + mAl + mO + mNO3 = 13,52 gam có x = 0,1 mol.
Từ đó đọc ra nO trong X = 0,06 mol → nAl2O3 = 0,02 mol; mà ∑nAl = 0,16 mol
→ nAl = 0,12 mol ||→ Yêu cầu %mAl trong X ≈ 23,96 %
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho 38,4 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4 tác dụng với 2,4 mol HNO3 (dư) trong dung dịch, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Dung dịch X phản ứng với 1400 ml dung dịch NaOH 1M thu được 42,8 gam kết tủa. Giá trị của V là
Câu 3:
Phản ứng giữa NH3 với chất nào sau đây chứng minh NH3 thể hiện tính bazơ?
Câu 4:
Lượng kết tủa tạo thành khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,0075 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,01 mol Ba(OH)2 là
Câu 7:
Người ta hòa tan hoàn toàn hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 vào nước dư thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x là
Câu 8:
Cho HNO3 đặc nóng, dư tác dụng với các chất sau: S, FeCO3, CaCO3, Cu, Al2O3, FeS2, CrO. Số phản ứng HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là:
Câu 9:
Xà phòng hóa hoàn toàn este X (chỉ chứa nhóm chức este) trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm: CH3COONa, NaO-C6H4CH2OH và H2O. Công thức phân tử của X là
Câu 10:
Cho 10,4 gam hỗn hợp Mg và Fe tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
Câu 12:
Thủy phân hoàn toàn m gam saccarozơ (xúc tác, đun nóng), thu được dung dịch X. Thêm AgNO3/NH3 tới dư được tối đa 8,64 gam Ag. Giá trị của m là
Câu 13:
Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
Câu 14:
Một hỗn hợp X chứa 0,3 mol axetilen, 0,2 mol vinylaxetylen, 0,2 mol etilen, 0,8 mol H2. Dẫn hỗn hợp X qua Ni nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỷ khối hơi so với H2 bằng 12,7. Dẫn Y vào dung dịch Br2 dư khối lượng Br2 đã phản ứng là