Câu hỏi:
02/10/2024 798Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:
A. Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển
B. Cao ở rìa phía Đông, giữa thấp trũng
C. Thấp phẳng, có nhiều ô trũng lớn
D. Vùng trong đê có nhiều ô trũng thường xuyên bị ngập nước
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm: Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển.
A đúng
- B sai vì thực tế, đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là địa hình bằng phẳng, với độ cao không đồng đều nhưng chủ yếu là thấp, nằm gần mực nước biển.
- C sai vì đồng bằng này chủ yếu là một hệ thống đất đai phù sa màu mỡ, có độ cao tương đối đồng đều và không chỉ tập trung vào các ô trũng lớn.
- D sai vì đồng bằng này được thiết kế để kiểm soát lũ lụt và nước ngập, với hệ thống đê điều và kênh mương nhằm giảm thiểu tình trạng ngập nước.
*) Khu vực đồng bằng
* Đồng bằng châu thổ sông
Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Đồng bằng sông Hồng
Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng
+ Diện tích: Rộng khoảng 15 000 km2.
+ Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.
+ Đặc điểm: Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.
+ Ít chịu tác động của thủy triều (triều cường).
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Diện tích: Rộng 40 000 km2.
+ Địa hình thấp, phẳng.
+ Đặc điểm: Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
+ Chịu tác động mạnh của thủy triều (triều cường).
Cánh đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long
* Đồng bằng ven biển
- Diện tích: Khoảng 15 000 km2.
- Đặc điểm:
+ Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
+ Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.
+ Thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng.
- Các đồng bằng lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa,…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Vùng Đồng bằng sông Hồng nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Câu 4:
Các cao nguyên ở nước ta thuận lợi nhất để phát triển hoạt động kinh tế nào sau đây?
Câu 6:
Khu vực nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều than bùn nhất?
Câu 7:
Miền núi nước ta thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây
Câu 9:
Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta là
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?