Câu hỏi:
14/11/2024 185
Hành vi nào dưới đây vi phạm luật giao thông?
Hành vi nào dưới đây vi phạm luật giao thông?
A. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.
A. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.
B. Bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường, chuyển hướng xe.
C. Giảm tốc độ khi điều khiển xe từ đường nhánh ra đường chính.
D. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy,là hành vi vi phạm luật giao thông.
Vi phạm luật giao thông (Traffic law violation) là các hành vi trái luật giao thông do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, làm mất trật tự an toàn giao thông và xâm hại tới các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng
Một số nội dung cơ vản của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
1. Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
- Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông.
2. Một số quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
a) Một số hành vi bị nghiêm cấm (theo Điều 8)
- Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện mà trong cơ thể có chất ma tuý, trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
- Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định, chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu, bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư.
- Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
- Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm, khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
b) Quy tắc chung (theo Điều 9)
- Người tham gia giao thông phải đi về pháp luật phải theo chiều đi của mình, làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
c) Chấp hành bảo hiệu đường bộ (theo Điều 11)
- Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành theo thứ tự như sau:
+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
+ Hiệu lệnh của đèn tín hiệu
+ Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
+ Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
- Tại nơi có hoặc không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người đi phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
d) Vượt xe và rẽ phải, rẽ trái (theo Điều 14 và Điều 15)
- Khi vượt xe, xe xin vượt phải có tín hiệu xin vượt và bảo đảm các điều kiện an toàn. Xe bị vượt phải giảm tốc độ và nhường đường.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái xe bị vượt, trừ trường hợp được phép vượt phải theo quy định.
- Khi rẽ phải, rẽ trái, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín báo hướng rể, nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, cho các xe đi ngược chiều.
- Chỉ cho xe rẽ khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
e) Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp (theo Điều 30 và Điều 31)
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, trẻ em dưới 14 tuổi.
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp không được thực hiện các hành vi sau đây: đi xe dàn hàng ngang, đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác…
- Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: mang, vác vật cồng kềnh, sử dụng ô, bám, kẻo hoặc đẩy các phương tiện khác…
g) Người đi bộ (theo Điều 32)
- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn
- Trường hợp không có đường dành riêng cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn.
- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và 1 trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Trẻ em dưới 01 khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
Giải bài tập GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Động tác của cảnh sát giao thông trong bức hình dưới đây thể hiện hiệu lệnh gì?
Câu 2:
Động tác của cảnh sát giao thông trong bức hình dưới đây thể hiện hiệu lệnh gì?
Động tác của cảnh sát giao thông trong bức hình dưới đây thể hiện hiệu lệnh gì?
Câu 4:
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là
Câu 5:
Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải
Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải
Câu 6:
Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của
Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của
Câu 7:
Căn cứ vào dấu hiệu nào để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?
Căn cứ vào dấu hiệu nào để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?
Câu 13:
Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định về trật tự an toàn khi tham gia giao thông?
Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định về trật tự an toàn khi tham gia giao thông?
Câu 14:
P năm nay 16 tuổi, đang là học sinh lớp 11. Nhà cách trường học khá xa, nên P thường lén sử dụng chiếc xe Exciter (dung tích 150 cm3) của anh trai làm phương tiện di chuyển. Biết chuyện, ông K (bố của P) đã khuyên và yêu cầu P chấm dứt hành động đó; đồng thời, ông K gợi ý sẽ mua cho P một chiếc xe Honda Little Cub (dung tích 49 cm3). Tuy nhiên, vì cho rằng, đi xe Cup “không ngầu”, nên P đã giận dỗi bố và dọa sẽ bỏ học.
Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ?
P năm nay 16 tuổi, đang là học sinh lớp 11. Nhà cách trường học khá xa, nên P thường lén sử dụng chiếc xe Exciter (dung tích 150 cm3) của anh trai làm phương tiện di chuyển. Biết chuyện, ông K (bố của P) đã khuyên và yêu cầu P chấm dứt hành động đó; đồng thời, ông K gợi ý sẽ mua cho P một chiếc xe Honda Little Cub (dung tích 49 cm3). Tuy nhiên, vì cho rằng, đi xe Cup “không ngầu”, nên P đã giận dỗi bố và dọa sẽ bỏ học.
Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ?