Trang chủ Lớp 10 Giáo dục quốc phòng - an ninh Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1. Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1. Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1. Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có đáp án

  • 6219 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Tổ chức nào dưới đây được thành lập vào ngày 22/12/1944?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập (SGK - trang 6)


Câu 2:

21/07/2024

Trong những ngày đầu thành lập, đội trưởng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là đồng chí

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có 34 chiến sĩ với 34 khẩu súng các loại. Đội trưởng là đồng chí Hoàng Sâm, Chính trị viên là đồng chí Xích Thắng (SGK - trang 6)


Câu 3:

02/01/2025

Tháng 4/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với các lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Tháng 4/1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với các lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân.

Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945.

→ C đúng.A,B,D sai.

* Mở rộng:

1. Lịch sử hình thành, phát triển

- Từ 1930 – 1945: giai đoạn hình thành

+ Những đội vũ trang đầu tiên của Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là: Đội tự vệ công nông, Đội du kích Bắc Sơn, Trung đội cứu quốc quân,...

+ Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên tryền giải phóng quân được thành lập.

+ Tháng 4-1945, Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và lực lượng Cứu quốc quân

- Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp

+ Ngày 22-5-1946, Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Từ năm 1950 đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn dân đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của quân đội Pháp lên chiến khu Việt Bắc (1947) và giành thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954), đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

- 1954 – 1975: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ: quân đội nhân dân Việt Nam lớn mạng không ngừng, chiến đấu anh dũng, đánh bại các loại hình chiến tranh; kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975).

- 1975 – nay: Giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

+ Quân đội nhân dân tiếp tục cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

+ Làm nòng cốt trong xây dựng quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Giải bài tập GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam


Câu 4:

21/11/2024

Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71-SL thành lập

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71-SL thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam (SGK - Trang 6)

*Tìm hiểu thêm: "Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp"

+ Ngày 22-5-1946, Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Từ năm 1950 đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn dân đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của quân đội Pháp lên chiến khu Việt Bắc (1947) và giành thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954), đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

 


Câu 5:

12/11/2024

Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay), lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay), quân đội nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

→ A đúng 

- B sai vì công an nhân dân có vai trò chủ yếu trong bảo vệ an ninh, trật tự trong nước, còn quân đội nhân dân mới là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- C sai vì vai trò nòng cốt thuộc về quân đội nhân dân, lực lượng chính trong bảo vệ quốc gia và xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

- D sai vì vệ quốc quân là tên gọi lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, không còn tồn tại sau năm 1975; từ đó, Quân đội nhân dân Việt Nam giữ vai trò nòng cốt trong quốc phòng.

*) Lịch sử hình thành, phát triển

- Từ 1930 – 1945: giai đoạn hình thành

+ Những đội vũ trang đầu tiên của Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là: Đội tự vệ công nông, Đội du kích Bắc Sơn, Trung đội cứu quốc quân,...

Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên tryền giải phóng quân được thành lập.

Tháng 4-1945, Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và lực lượng Cứu quốc quân

- Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp

Ngày 22-5-1946, Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Từ năm 1950 đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn dân đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của quân đội Pháp lên chiến khu Việt Bắc (1947) và giành thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954), đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

- 1954 – 1975: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ: quân đội nhân dân Việt Nam lớn mạng không ngừng, chiến đấu anh dũng, đánh bại các loại hình chiến tranh; kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975).

1975 – nay: Giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Quân đội nhân dân tiếp tục cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

+ Làm nòng cốt trong xây dựng quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Lý thuyết GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Cánh diều (ảnh 1)

Duyệt binh trong lễ kỉ kiệm 77 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Giải bài tập GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam


Câu 6:

21/07/2024

Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Từ năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam (SGK - Trang 6)


Câu 7:

23/07/2024

Ở Việt Nam, ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/12 hằng năm.


Câu 8:

13/10/2024

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tinh thần tự lực cần được kết hợp với sự đoàn kết và hỗ trợ quốc tế để đạt được sức mạnh tổng hợp trong chiến đấu. Việc có sự hỗ trợ từ bạn bè quốc tế đã góp phần quan trọng vào thành công của các chiến dịch quân sự, khẳng định rằng hợp tác và đoàn kết là yếu tố cần thiết cho chiến thắng.

D đúng 

- A sai vì nó giúp tối ưu hóa sức mạnh và khả năng linh hoạt trong chiến thuật, thích ứng với từng tình huống và đối thủ. Sự sáng tạo này đã góp phần vào nhiều chiến thắng lịch sử, cho thấy khả năng đổi mới và hiệu quả trong các chiến dịch quân sự.

- B sai vì nó tập trung vào việc khai thác những điểm yếu của đối phương, đồng thời giảm thiểu tổn thất cho lực lượng mình. Chiến thuật này đã giúp quân đội Việt Nam chiến thắng các thế lực mạnh hơn bằng cách sử dụng sự khéo léo và chiến lược thông minh.

- C sai vì nó cho phép lực lượng chiến đấu tối ưu hóa nguồn lực và thời gian, tập trung vào những mục tiêu quan trọng để đạt được hiệu quả cao nhất. Sự kết hợp giữa lực lượng và chiến thuật linh hoạt giúp quân đội Việt Nam vượt qua những thách thức lớn và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh.

Nghệ thuật quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam không phải là nêu cao tinh thần tự lực, không có sự đoàn kết quốc tế vì sự thành công trong các cuộc kháng chiến không chỉ dựa vào nỗ lực tự thân mà còn nhờ vào sự hỗ trợ từ các nước bạn bè, đồng minh. Trong lịch sử, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ quan trọng từ các quốc gia như Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong nhiều lĩnh vực như quân sự, kinh tế và chính trị.

Tinh thần tự lực là một trong những giá trị cốt lõi của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là bác bỏ vai trò của sự đoàn kết quốc tế. Thực tế, nhiều chiến dịch quân sự thành công của Việt Nam đã được xây dựng trên nền tảng hợp tác, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm từ các đồng minh quốc tế. Điều này cho thấy rằng nghệ thuật quân sự không chỉ là khía cạnh nội lực mà còn phải bao gồm khả năng ngoại giao, phối hợp và tận dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Do đó, nếu chỉ nêu cao tinh thần tự lực mà không chú trọng đến sự đoàn kết quốc tế, thì nghệ thuật quân sự sẽ không phản ánh đầy đủ và toàn diện những yếu tố quyết định đến thành công trong chiến tranh của dân tộc Việt Nam.


Câu 9:

22/07/2024

Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là ngày nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là ngày 19/8 (SGK - Trang 7)


Câu 10:

13/07/2024

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Truyền thống của công an nhân dân là:

+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.

+ Gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.

+ Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khách quan.

+ Phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

+ Nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.

+ Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, cương khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ địch và bọn tội phạm.

+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và năng lực công tác, tiếp thu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu.

+ Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa, chí tình.


Câu 11:

20/07/2024

Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 23-SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc thành

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 23-SL hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam công an vụ (SGK - trang 8).


Câu 12:

21/07/2024

Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Công an nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam (SGK - trang 9).


Câu 13:

23/07/2024

Ở Việt Nam, ngày 28/3 hằng năm là ngày truyền thống của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ngày 28/3/1935, Đại hội lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua Nghị quyết về đội tự vệ, từ đó trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ (SGK - trang 10).


Câu 14:

23/07/2024

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam:

+ Luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.

+ Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm;

+ Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.


Câu 15:

01/10/2024

Trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thì lực lượng nào được ra đời sớm nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ là lực lượng ra đời sớm nhất (SGK - trang 10)

Ngày 28 tháng 3 năm 1935, Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương ra “Nghị quyết về đội tự vệ” và đây được coi là ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.

- Ngày 22-12-1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. 

→ A sai.

- Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hà Nội. Cùng với việc đập tan các cơ quan đàn áp

của địch và thiết lập chính quyền cách mạng, Công an nhân dân Việt Nam ra đời.

→ B sai.

- Ngày 28/8/1998 Cục Cảnh sát biển được thành lập.

→ D sai.

* Lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

1. Lịch sử hình thành, phát triển

- Từ 1935 – 1945: giai đoạn hình thành

+ Ngày 28-3-1935 trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.

+ Lực lượng Dân quân tự vệ và du kích đã cùng toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8-1945

- Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp

+ Lực lượng dân quân tự vệ và du kích phát triển rộng khắp cả nước và ngày càng lớn mạnh

+ Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang ba thứ quân, cùng nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, góp phần giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Từ 1954 – 1975: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ

+ Lực lượng Dân quân du kích hai miền Nam, Bắc kết hợp cùng Quân đội nhân dân cùng lực lượng vũ trang và toàn dân làm nên chiến thắng 30- 4 -1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Từ 1975 – nay: giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt trong việc:

+ Giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, hậu quả thiên tai và các sự cố khác

+ Vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

+ Tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở.

2. Vị trí và truyền thống

- Vị trí:

+ Là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lí thống nhất, trực tiếp của chính phủ; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Truyền thống:

+ Luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.

+ Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm;

+ Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Giải bài tập GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

 
 

 

 


Bắt đầu thi ngay