Câu hỏi:
17/01/2025 19
Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trong mây
Trông mưa, trông nắng, trong ngày, trắng đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
a. Từ trông được lặp lại mấy lần?
b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?
G:
Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trong mây
Trông mưa, trông nắng, trong ngày, trắng đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
a. Từ trông được lặp lại mấy lần?
b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?
G:
Trả lời:
* Đáp án:
a. Từ trông được lặp lại 8 lần.
b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng: nhấn mạnh người nông dân có nhiều nỗi lo về công việc đồng áng; nhấn mạnh người nông dân luôn phải vất vả, lo toan nhiều bề; muốn nói thời tiết và những yếu tố khách quan làm cho người nông dân không đoán định trước được mùa màng, thu hoạch.
* Kiến thức mở rộng:
PHÉP LẶP
1: Phép lặp là gì?
Phép lặp là một trong những phép liên kết hình thức trong liên kết câu, liên kết đoạn văn hay có tên gọi khác là phép lặp từ vựng. Các từ lặp này thường tạo sự liên kết câu trước và câu sau trong văn bản. Có thể sử dụng lặp lại một cụm từ, lặp một phần từ hay lặp lại cú pháp.
2: Các loại phép lặp
Hiện nay phép lặp có ba loại đó là lặp từ ngữ, lặp cấu trúc câu và lặp ngữ âm.
2.1: Phép lặp từ ngữ
Phép lặp này sử dụng các từ ngữ được lặp lại từ câu này qua câu kia, từ câu trước sang câu sau nhằm tạo tính liên kết giữa các phần trong đoạn văn với nhau.
Ví dụ 1: Tập thể dục là một thói quen tốt. Chăm chỉ tập thể dục hằng ngày sẽ có một sức khỏe tốt.
Từ "tập thể dục" được lặp lại hai lần, nó giúp người đọc hiểu rõ tác dụng của việc tập thể dục hằng ngày.
Ví dụ 2: Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những chủ nhân tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ.
Từ "trường học của chúng ta" được lặp lại hai lần trong câu trên nhằm nhấn mạnh ngôi trường đang được nhắc tới.
2.2 Lặp ngữ âm
Đây là hiện tượng lặp vần và cắt nhịp điệu trong các câu của văn bản
Ví dụ 1:
Con quạ đứt đuôi
Con ruồi đứt cánh
Đòn gánh có mấu
Củ ấu có sừng
Bánh chưng có lá
Con cá có vây
Ông thầy có sách
Ta thấy trong câu ca dao trên cách gieo vần câu trên được lặp lại ở câu dưới tạo sự liên kết và thêm vần điệu cho bài ca dao. Giúp bài ca dao trở lên dễ thuộc, dễ nhớ.
Ví dụ 2:
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Các từ được bôi đen là các từ lặp lại, tạo sự liên kết giữa các câu thơ.
2.3 Lặp cú pháp
Đây là phép lặp dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo câu được xuất hiện nhiều lần trong một đoạn văn bản. Phép lặp cú pháp có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định những nội dung hoặc hình ảnh mà tác giả muốn nhấn mạnh. Vị trí của phép lặp thường là ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo tính liên kết giữa các câu trong văn bản.
Ví dụ 1: Con người Việt Nam có thể không có vóc dáng to hơn người Mỹ. Con người Việt Nam có thể không có nước da trắng như người Châu Âu. Nhưng con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại thông minh, nhanh nhẹn.
Cấu trúc được lặp lại trong đoạn văn trên là: Con người Việt Nam...... Việc lặp lại cấu trúc đó làm nổi bật hình ảnh con người Việt Nam muốn được nhấn mạnh trong đoạn văn.
Ví dụ 2:
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà.
Sự thật là ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải tay Pháp.
Ví dụ 3:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Hai câu thơ trên sử dụng phép lặp cú pháp "con sóng...." tạo nên một thế đối xứng, có tác dụng khắc hoạ hình ảnh mọi con sóng đều đang ở trong tâm trạng nhớ thương day dứt khôn nguôi.
Ví dụ 4:
Bạn có thể không thông minh nhưng bạn luôn làm việc chăm chỉ và đẩy giới hạn của mình ngày này qua ngày khác. Bạn không thể hát hay nhưng bạn vẫn chưa muộn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.
Câu 2:
Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.
Câu 3:
Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.
c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.
(Nguyễn Khải)
Câu 4:
Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và xác định các vế trong mỗi câu ghép.
(1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình. (Theo Văn Thành Lê) |
Câu 5:
Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?
(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người.
(Theo Băng Sơn)
Câu 6:
Tìm vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.
b. Mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt nhưng .
Câu 7:
Đặt câu ghép theo các yêu cầu sau:
a. Một câu ghép sử dụng một trong các cặp kết từ: vì ... nên ..., bởi … nên ..., nhờ ...nên (mà) ...
Câu 8:
Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.
Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm. Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên.
(Theo Trần Thanh Địch)
Câu 9:
Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.
Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.
Năm nay, vườn của ông tôi được mùa cả hoa lẫn quả. Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giàn nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành.
(Vũ Tú Nam)
Câu 10:
Đặt câu ghép theo các yêu cầu sau:
b. Một câu ghép sử dụng một trong các cặp kết từ: nếu .. thì ..., hễ ... thì ..., giá ... thì ...
Câu 11:
Tìm đại từ nghi vấn trong các câu đố dưới đây và giải đố.
b. Bánh gì vuông vức chữ điền
Áo màu lá biếc dày viên dọc ngang
Hương xuân vị Tết nồng nàn
Ăn rồi nhớ mãi lòng chàng Lang Liêu?
(Là gì?)
Câu 12:
Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.
Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn. Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn.
(Theo Ngô Văn Phú)
Câu 13:
Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.
a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.
(Xuân Quỳnh)
Câu 14:
Tìm câu ghép trong các đoạn văn dưới đây và cho biết các vế của mỗi câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
a. (1) Làng Tày, làng Dao ven suối và trong rừng, nhưng làng người Mông ở chơ vơ đỉnh núi, giữa cỏ tranh mênh mông. (2) Vách và mái nhà đều ghép bằng những miếng gỗ pơ-mu, nhà nhà ám khói sạm đen tưởng như làng xóm liền với trời xanh. (3) Xung quanh nhà nào cũng sum se những đào, những lê. (4) Giữa mùa đông, hoa lê trắng ngần. (5) Vào đầu xuân, hoa đào nở hồng cả trời.
(Tô Hoài)
Câu 15:
Tìm cặp kết từ nối các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:
b. Mặc dù chúng tôi vẫn chơi với nhau, nhưng thời gian Pam dành cho tôi không còn nhiều như trước.
(Theo Minh Hương)