Câu hỏi:

02/11/2024 115

Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân cai trị về chính trị của Mi phương Tây ở Đông Nam Á là gì?

A. Vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị.

B. Chỉ có đại diện chính quyền thực dân mới được thi hành chính sách cai trị.

C. Sử dụng quân đội từ chính quốc để bảo vệ bộ máy cai trị thực dân.

D. Thiết lập nền thống trị bằng hình thức giống nhau.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân cai trị về chính trị của Mi phương Tây ở Đông Nam Á là Vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị.

+ Các nước thực dân châu Âu (như Anh, Pháp, Hà Lan) thường áp dụng chính sách cai trị gián tiếp ở các thuộc địa Đông Nam Á. Họ tận dụng các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị, giúp họ dễ dàng kiểm soát dân cư và giảm thiểu chi phí quản lý trực tiếp.

+ Việc duy trì các thế lực phong kiến địa phương cho phép thực dân phương Tây không cần can thiệp quá sâu vào đời sống của người dân bản xứ mà vẫn giữ được quyền kiểm soát. Họ chỉ cần thiết lập một số quan chức thực dân ở các vị trí quan trọng để giám sát, còn việc cai trị chi tiết sẽ do tầng lớp phong kiến bản địa đảm nhiệm.

+ Phương pháp này cũng giúp các thế lực thực dân hạn chế sự phản kháng từ nhân dân địa phương, vì những người đứng đầu vẫn là các nhà lãnh đạo địa phương quen thuộc.

→ A đúng.B,C,D sai.

 * Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

a) Quá trình xâm lược

- Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điểm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội, với nhiều cuộc nổi dậy nhất là của nông dân.

* Đối với Đông Nam Á hải đảo

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập Inđônêxia. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Malaixia, Xingapo, Brunây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

- Trải qua gần 4 thế kỉ (đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), bằng những thủ đoạn khác nhau, từ buôn bán, xâm nhập thị trường, đến tiến hành chiến tranh xâm lược và cạnh tranh quyết liệt với nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

* Đối với Đông Nam Á lục địa

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mianma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm (Thái Lan) tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

b) Chính sách cai trị

- Về chính trị:

+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới những hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là: bên cạnh chính quyền thực dân, các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

+ Về hình thức cai trị, dù các nước thực dân áp đặt hình thức cai trị trực tiếp hay gián tiếp, nhưng các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự... của các thuộc địa đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân.

+ Chính sách “chia để trị” là phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

+ Chính quyền thực dân chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

- Về kinh tế: Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.

- Về văn hoá - xã hội:

+ Thực dân phương Tây đã tìm mọi cách kìm hãm người ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói;

+ Làm xói mòn giá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Giải Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án » 23/07/2024 249

Câu 2:

Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

A. Khu vực giàu tài nguyên.

B. Có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú.

C. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch.

D. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ.

Xem đáp án » 22/07/2024 248

Câu 3:

Ý nào không đúng khi nói về kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?

A. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.

B. Giúp Trung Quốc tránh được nguy cơ bị xâm lược từ các cường quốc thực dân phương Tây.

C. Đã không thực sự thủ tiêu giai cấp phong kiến.

D. Mờ đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

Xem đáp án » 22/07/2024 213

Câu 4:

Ý nào phản ánh đúng về thời gian mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở châu Mỹ?

A. Nửa đầu thế kỉ XX.                       

B. Nửa đầu thế

C. Nửa đầu thế kỉ XIX.                      

D. Nửa đầu thế kỉ XVIII

Xem đáp án » 22/07/2024 192

Câu 5:

Ý nào phản ánh đúng thời gian chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới?

A. Nửa sau thế kỉ XVIII.                   

B. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

C. Nửa sau thế kỉ XX.                       

D. Nửa sau thế kỉ XXI.

Xem đáp án » 22/07/2024 173

Câu 6:

Ý nào không phản ánh hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp?

A. Tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.

B. Nâng cao năng suất lao động

C. Khẳng định sự thắng lợi của chế độ phong kiến.

D. Thúc đẩy quá trình tìm kiếm thị trường, xâm lược thuộc địa.

Xem đáp án » 22/07/2024 168

Câu 7:

Đến giữa thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a đã trở thành thuộc địa của nước nào?

A. Hà Lan.           

B. Bồ Đào Nha.             

C. Tây Ban Nha.            

D. Mỹ.

Xem đáp án » 22/07/2024 166

Câu 8:

Nửa cuối thế kỉ XIX, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho nước Đức và I-ta-li-a là gì?

A. Thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài.

B. Thành lập chính quyền của giai cấp tư sản.

C. Xoá bỏ tính trạng phân tán về chính trị, thống nhất đất nước.

D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Xem đáp án » 22/07/2024 162

Câu 9:

Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, ngoại trừ

A. Phi-líp-pin.                                   

B. Xiêm (Thái Lan).

C. Xin-ga-po.                                    

D. Miến Điện (Mi-an-ma).

Xem đáp án » 22/07/2024 154

Câu 10:

Dựa vào kiến thức đã học và khai thác tư liệu dưới đây, hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

TƯ LIỆU. Do duy trì quá lâu những khiếm khuyết của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ở một số nước, Đảng Cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội đã thay đổi.

 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51, NXB Chính trị quốc gia, 1991, tr. 132).

Xem đáp án » 22/07/2024 152

Câu 11:

Ý nào không đúng về biện pháp cải cách về kinh tế mà Cu-ba thực hiện nhằm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội?

A. Thực hiện cải cách kinh tế từng bước, có chọn lọc.

B. Chủ trương xây dựng nền kinh tế tập trung do Nhà nước quản lí.

C. Chú trọng phát triển công nghiệp quốc phòng.

D. Chú trọng đến các ngành nghề mới như: công nghiệp du lịch, công nghệ sinh học, khai thác dầu khí,...

Xem đáp án » 22/07/2024 150

Câu 12:

Theo em trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Xem đáp án » 12/07/2024 149

Câu 13:

Trong giai đoạn đầu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào?

A. Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.

B. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.

C. Chiến lược hiện đại hoá nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu.

D. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Xem đáp án » 22/07/2024 145

Câu 14:

Sau khi V. I. Lênin - vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết qua đời, ai là người tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô?

A. V. I. Xta-lin.                       

B. M. Goóc-ba-chốp.

C. N. Khơ-rút-xốp.                            

D. Brê-giơ-nhép.

Xem đáp án » 15/07/2024 143

Câu 15:

Ý nào không phản ánh đúng tình trạng kinh tế nước Pháp trước khi cách mạng tư sản bùng nổ?

A. Nền kinh tế Pháp ở thế kỉ XVIII đã phát triển khá mạnh, nhất là về công nghiệp và thương nghiệp.

B. Mậu dịch nước Pháp rất phát triển, nước Pháp chiếm một nửa số tiền tệ của toàn châu Âu.

C. Nông nghiệp nước Pháp phát triển mạnh theo hướng sản xuất tư bản chủ nghĩa, hỗ trợ cho công nghiệp.

D. Máy hơi nước và máy móc đã xuất hiện ở Pháp, nhưng chưa được áp dụng.

Xem đáp án » 23/07/2024 140

Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »