Đề minh hoạ số 2 Lịch Sử 11 KNTT
-
76 lượt thi
-
27 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Ý nào phản ánh đúng thời gian chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới?
A. Nửa sau thế kỉ XVIII.
B. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
C. Nửa sau thế kỉ XX.
D. Nửa sau thế kỉ XXI.
Chọn B
Câu 2:
22/07/2024Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1918.
B. Năm 1917.
C. Năm 1919.
D. Năm 1922.
Chọn B
Câu 3:
15/07/2024Sau khi V. I. Lênin - vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết qua đời, ai là người tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô?
A. V. I. Xta-lin.
B. M. Goóc-ba-chốp.
C. N. Khơ-rút-xốp.
D. Brê-giơ-nhép.
Chọn A
Câu 4:
22/07/2024Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội được mở rộng ở
A. Đông Âu, một số nước ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.
B. Đông Âu và một số nước châu Á
C. một số nước châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.
D. một số nước Tây Âu, Đông Âu và khu vực Mỹ La-tinh.
Chọn A
Câu 5:
22/07/2024Công cuộc đổi mới ở Việt Nam bắt đầu từ năm nào?
A. Năm 1976.
C. Năm 1982.
B. Năm 1978.
D. Năm 1986.
Chọn D
Câu 6:
14/07/2024Từ khi thực hiện cải cách mở cửa (12 - 1978) đến nay quy mô nền kinh tế Trung Quốc thay đổi như thế nào?
A. Đứng vị trí thứ tám thế giới.
B. Đứng vị trí thứ năm thế giới.
C. Đứng vị trí thứ ba thế giới.
D. Đứng vị trí thứ hai thế giới.
Chọn D
Câu 7:
22/07/2024Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, ngoại trừ
A. Phi-líp-pin.
B. Xiêm (Thái Lan).
C. Xin-ga-po.
D. Miến Điện (Mi-an-ma).
Chọn B
Câu 8:
22/07/2024Nửa cuối thế kỉ XIX, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho nước Đức và I-ta-li-a là gì?
A. Thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài.
B. Thành lập chính quyền của giai cấp tư sản.
C. Xoá bỏ tính trạng phân tán về chính trị, thống nhất đất nước.
D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Chọn C
Câu 9:
22/07/2024Đến giữa thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a đã trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Hà Lan.
B. Bồ Đào Nha.
C. Tây Ban Nha.
D. Mỹ.
Chọn A
Câu 10:
15/07/2024Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
A. Phi-líp-pin, Bru-nây, Xin-ga-po.
B. Xiêm (Thái Lan), In-đô-nê-xi-a.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Ma-lai-xi-a, Miến Điện (Mi-an-ma).
Chọn C
Câu 11:
22/07/2024Cuộc cách mạng tư sản nhằm
A. thiết lập hình thái Nhà nước vô sản và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. thiết lập hình thái Nhà nước tư sản và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. thiết lập hình thái Nhà nước vô sản và mở đường cho chủ nghĩa xã hội phát triển.
D. thiết lập hình thái Nhà nước quân chủ lập hiến và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Chọn B
Câu 12:
22/07/2024Ý nào không phản ánh đúng tình trạng kinh tế nước Anh trước khi cách mạng tư sản bùng nổ?
A. Nội thương và ngoại thương nước Anh phát triển rất mạnh mẽ.
B. Quan hệ tiền tệ đã thâm nhập vào nông thôn nước Anh, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cách thức kinh doanh.
C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển cả trong công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Nền sản xuất nước Anh đã sử dụng máy móc và máy hơi nước.
Chọn D
Câu 13:
23/07/2024Ý nào không phản ánh đúng tình trạng kinh tế nước Pháp trước khi cách mạng tư sản bùng nổ?
A. Nền kinh tế Pháp ở thế kỉ XVIII đã phát triển khá mạnh, nhất là về công nghiệp và thương nghiệp.
B. Mậu dịch nước Pháp rất phát triển, nước Pháp chiếm một nửa số tiền tệ của toàn châu Âu.
C. Nông nghiệp nước Pháp phát triển mạnh theo hướng sản xuất tư bản chủ nghĩa, hỗ trợ cho công nghiệp.
D. Máy hơi nước và máy móc đã xuất hiện ở Pháp, nhưng chưa được áp dụng.
Chọn C
Câu 14:
14/07/2024Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?
A. Giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách thống trị của thực dân.
B. Đưa đến sự thành lập của nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài châu Âu.
C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước trên thế giới.
D. Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong lịch sử.
Chọn D
Câu 15:
22/07/2024Ý nào không phản ánh hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp?
A. Tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.
B. Nâng cao năng suất lao động
C. Khẳng định sự thắng lợi của chế độ phong kiến.
D. Thúc đẩy quá trình tìm kiếm thị trường, xâm lược thuộc địa.
Chọn C
Câu 16:
22/07/2024Ý nào phản ánh đúng về thời gian mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở châu Mỹ?
A. Nửa đầu thế kỉ XX.
B. Nửa đầu thế
C. Nửa đầu thế kỉ XIX.
D. Nửa đầu thế kỉ XVIII
Chọn C
Câu 17:
22/07/2024Ý nào không đúng khi nói về kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?
A. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Giúp Trung Quốc tránh được nguy cơ bị xâm lược từ các cường quốc thực dân phương Tây.
C. Đã không thực sự thủ tiêu giai cấp phong kiến.
D. Mờ đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
Chọn B
Câu 18:
22/07/2024Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là
A. xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.
B. sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
C. chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa.
D. mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Chọn B
Câu 19:
22/07/2024Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lênin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Sáp nhập các nước cộng hoà Xô viết và nước Nga.
Chọn D
Câu 20:
23/07/2024Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau.
B. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
C. Tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước cộng hoà.
D. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành.
Chọn D
Câu 21:
22/07/2024Ý nào không đúng về biện pháp cải cách về kinh tế mà Cu-ba thực hiện nhằm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Thực hiện cải cách kinh tế từng bước, có chọn lọc.
B. Chủ trương xây dựng nền kinh tế tập trung do Nhà nước quản lí.
C. Chú trọng phát triển công nghiệp quốc phòng.
D. Chú trọng đến các ngành nghề mới như: công nghiệp du lịch, công nghệ sinh học, khai thác dầu khí,...
Chọn C
Câu 22:
22/07/2024Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?
A. Khu vực giàu tài nguyên.
B. Có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú.
C. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch.
D. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ.
Chọn D
Câu 23:
02/11/2024Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân cai trị về chính trị của Mi phương Tây ở Đông Nam Á là gì?
A. Vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị.
B. Chỉ có đại diện chính quyền thực dân mới được thi hành chính sách cai trị.
C. Sử dụng quân đội từ chính quốc để bảo vệ bộ máy cai trị thực dân.
D. Thiết lập nền thống trị bằng hình thức giống nhau.
Đáp án đúng là : A
- Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân cai trị về chính trị của Mi phương Tây ở Đông Nam Á là Vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị.
+ Các nước thực dân châu Âu (như Anh, Pháp, Hà Lan) thường áp dụng chính sách cai trị gián tiếp ở các thuộc địa Đông Nam Á. Họ tận dụng các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị, giúp họ dễ dàng kiểm soát dân cư và giảm thiểu chi phí quản lý trực tiếp.
+ Việc duy trì các thế lực phong kiến địa phương cho phép thực dân phương Tây không cần can thiệp quá sâu vào đời sống của người dân bản xứ mà vẫn giữ được quyền kiểm soát. Họ chỉ cần thiết lập một số quan chức thực dân ở các vị trí quan trọng để giám sát, còn việc cai trị chi tiết sẽ do tầng lớp phong kiến bản địa đảm nhiệm.
+ Phương pháp này cũng giúp các thế lực thực dân hạn chế sự phản kháng từ nhân dân địa phương, vì những người đứng đầu vẫn là các nhà lãnh đạo địa phương quen thuộc.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á
a) Quá trình xâm lược
- Từ đầu thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Trong thời gian đầu, quá trình này được tiến hành thông qua các hoạt động buôn bán và truyền giáo. Thông qua các thương điểm, các nước châu Âu mở rộng giao thương và từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược.
- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội, với nhiều cuộc nổi dậy nhất là của nông dân.
* Đối với Đông Nam Á hải đảo
- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.
+ Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.
+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập Inđônêxia. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát nước này.
+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Malaixia, Xingapo, Brunây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.
- Trải qua gần 4 thế kỉ (đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), bằng những thủ đoạn khác nhau, từ buôn bán, xâm nhập thị trường, đến tiến hành chiến tranh xâm lược và cạnh tranh quyết liệt với nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.
* Đối với Đông Nam Á lục địa
- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:
+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mianma).
+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.
- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Vương quốc Xiêm (Thái Lan) tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.
b) Chính sách cai trị
- Về chính trị:
+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới những hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là: bên cạnh chính quyền thực dân, các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Về hình thức cai trị, dù các nước thực dân áp đặt hình thức cai trị trực tiếp hay gián tiếp, nhưng các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự... của các thuộc địa đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thực dân.
+ Chính sách “chia để trị” là phương thức phổ biến được thực dân phương Tây sử dụng nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chính quyền thực dân chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
- Về kinh tế: Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.
- Về văn hoá - xã hội:
+ Thực dân phương Tây đã tìm mọi cách kìm hãm người ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói;
+ Làm xói mòn giá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Giải Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Câu 24:
22/07/2024Trong giai đoạn đầu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào?
A. Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.
B. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
C. Chiến lược hiện đại hoá nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu.
D. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chọn A
Câu 25:
22/07/2024Dựa vào kiến thức đã học và khai thác tư liệu dưới đây, hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
TƯ LIỆU. Do duy trì quá lâu những khiếm khuyết của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ở một số nước, Đảng Cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội đã thay đổi. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51, NXB Chính trị quốc gia, 1991, tr. 132). |
Nguyên nhân:
+ Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế.
+ Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế; sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội.
+ Thứ ba, quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành. Sự xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, sự tan rã của Liên Xô.
+ Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn.
Câu 26:
12/07/2024Theo em trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Nguyên nhân quan trọng nhất đó là do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí kinh tế,... vì đó là nguyên nhân mang tính chi phối các đường lối, chính sách của một quốc gia,....
Câu 27:
23/07/2024Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
- Những bài học đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay:
+ Phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh và gắn bó với nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.
+ Xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước đối với nền kinh tế.
+ Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, nhân dân.
+ Nâng cao cảnh giác trước những âm mưu và hành động chống phá của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước.