Câu hỏi:
20/07/2024 49,303Địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc khác nhau ở đặc điểm cơ bản nào sau đây?
A. Độ cao và hướng địa hình.
B. Độ cao.
C. Hướng địa hình.
D. Hướng nghiêng địa hình.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao và hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.
A đúng
- B sai vì độ cao không phải là địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc khác nhau ở đặc điểm cơ bản vì cả hai vùng đều có độ cao đáng kể. Sự khác biệt chủ yếu là hướng núi: Đông Bắc có hướng vòng cung, còn Tây Bắc có hướng tây bắc - đông nam.
- C sai vì hướng địa hình là đặc điểm khác biệt cơ bản giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc: vùng núi Đông Bắc có hướng vòng cung, trong khi vùng núi Tây Bắc có hướng tây bắc - đông nam.
- D sai vì hướng nghiêng địa hình không phải là đặc điểm cơ bản khác nhau giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc vì cả hai vùng đều có địa hình dốc từ tây bắc xuống đông nam. Điểm khác biệt chủ yếu giữa hai vùng là hướng địa hình.
*) Điểm khác nhau về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Tiêu chí |
Đông Bắc |
Tây Bắc |
Phạm vi |
Tả ngạn sông Hồng |
Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả |
Hướng núi |
- Vòng cung. - Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn). |
Hướng Tây Bắc – Đông Nam |
Độ cao |
- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m.
- Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.
|
- Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m. Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m). |
Các bộ phận địa hình |
- Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca). - Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao - Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. |
Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: - Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ. - Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao. - Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…). - Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã. |
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)
Giải Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tính nhiệt đới ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tăng dần về phía Nam không phải là do
Câu 3:
Ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới chủ yếu do
Câu 4:
So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ, khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có
Câu 5:
Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do