Câu hỏi:
28/09/2024 375Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm nào sau đây?
A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.
B. Địa hình cao nguyên xếp tầng.
C. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng.
D. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là địa hình cao nguyên xếp tầng với một số cao nguyên tiêu biểu như Kon Tum, Lâm Viên, Mơ Nông,…
B đúng
- A sai vì khu vực này chủ yếu được hình thành từ các cao nguyên, với địa hình tương đối bằng phẳng và độ dốc nhẹ hơn. Tây Nguyên có đặc điểm là các khối núi cao, nhưng không bị cắt xẻ mạnh như các vùng núi khác mà thường có sự phân bố địa hình đồng đều hơn.
- C sai vì khu vực này chủ yếu là cao nguyên với độ cao tương đối đồng đều, không có sự phân chia rõ rệt giữa núi và đồng bằng. Tây Nguyên đặc trưng bởi các khối núi và cao nguyên rộng lớn, tạo nên một cảnh quan liên tục hơn là sự xen kẽ giữa núi và đồng bằng.
- D sai vì Tây Nguyên chủ yếu có cấu trúc địa hình cao nguyên bazan, hình thành từ hoạt động núi lửa, chứ không phải từ đá vôi. Đặc trưng của Tây Nguyên là các cao nguyên bằng phẳng, khác biệt với các vùng đá vôi có địa hình karst với các đặc điểm như hang động và thung lũng sâu.
*) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
MỘT SỐ TÀI NGUYÊN CHỦ YẾU Ở TÂY NGUYÊN
* Thuận lợi: Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.
- Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.
- Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước -> thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu,…
- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo -> thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).
- Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, Đồng Nai, Xêxan,… có nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước).
- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.
- Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.
Cao nguyên Di Linh, Tây Nguyên
* Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài nên thiếu nước, nạn cháy và chặt phá rừng bừa bãi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống nhân dân.
- Bảo môi trường, khai thác tài nguyên hợp lí có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và các vùng lân cận.
* Biện pháp:
- Bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.
Diện tích rừng tự nhiên ở Tây Nguyên giảm liên tục qua các năm
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là
Câu 6:
Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay là
Câu 7:
Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên là
Câu 9:
Cho bảng số liệu sau:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Những tiêu chí phát triển nào của Tây Nguyên thấp hơn bình quân chung cả nước?
Câu hỏi mới nhất
Xem thêm »-
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C)
Địa điểm
Nhiệt độ TB tháng I
Nhiệt độ TB tháng VII
Nhiệt độ TB năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
28,9
27,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với biên độ nhiệt độ một số địa điểm ở nước ta?
-
Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
Năm
2005
2009
2012
2017
Tổng số dân (triệu người)
83,4
84,6
88,8
90,7
- Dân thành thị
23,3
23,9
27,3
29,0
- Dân nông thôn
60,1
60,7
61,5
61,7
Tốc độ tăng dân số (%)
1,17
1,09
1,11
1,06
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
-
-
-
-
-
-
-
-