Câu hỏi:
23/07/2024 3,703
Để thực hiện mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã đề ra kế hoạch gì nhằm bình định miển Nam trong vòng 18 tháng?
A. Kế hoạch Xtalây – Taylo
B. Kế hoạch Giơnxơn – Mác Namara
C. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”
D. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ huy quân đội Sài Gòn có từ khi Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Để thực hiện mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo nhằm bình định miển Nam trong vòng 18 tháng
-Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm (1964 - 1965)
→ B sai
Thực hiện dồn dân lập “ấp chiến lược” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn là đẩy lực lượng cách mạng khỏi các xã ,ấp,tách dân khỏi cách mạng,tiến tới nắm dân,thực hiện bình địa Miền Nam
→C sai
Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ huy quân đội Sài Gòn có từ khi Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).
→ D sai
MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾN QUỐC MĨ (1961 – 1965)
1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam
Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Thủ đoạn thực hiện:
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.
+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.
+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.
+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân dân miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
* Mặt trận chống phá bình định: ta và địch tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”.
- Mĩ và chính quyền Sài Gòn chỉ thực hiện được một phần kế hoạch dồn dân lập “ấp chiến lược” (lập được non nửa số 16000 ấp).
- Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% dân ở Miền Nam vẫn do lực lượng cách mạng kiểm soát.
* Mặt trận chính trị: phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị có bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.
* Mặt trận quân sự:
- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.
- Ngày 2/1/1963, quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho). Sau trận Ấp Bắc, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- Trong Đông – Xuân 1864 – 1965, quân dân miền Nam giành được nhiều thắng lợi, tiêu biểu là các thắng lợi: Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước),...
⇒ Với những chiến thắng dồn dập trên các mặt trận, quân dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Đáp án đúng là: A
Để thực hiện mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo nhằm bình định miển Nam trong vòng 18 tháng
-Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm (1964 - 1965)
→ B sai
Thực hiện dồn dân lập “ấp chiến lược” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn là đẩy lực lượng cách mạng khỏi các xã ,ấp,tách dân khỏi cách mạng,tiến tới nắm dân,thực hiện bình địa Miền Nam
→C sai
Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ huy quân đội Sài Gòn có từ khi Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).
→ D sai
MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾN QUỐC MĨ (1961 – 1965)
1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam
Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Thủ đoạn thực hiện:
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.
+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.
+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.
+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân dân miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
* Mặt trận chống phá bình định: ta và địch tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”.
- Mĩ và chính quyền Sài Gòn chỉ thực hiện được một phần kế hoạch dồn dân lập “ấp chiến lược” (lập được non nửa số 16000 ấp).
- Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% dân ở Miền Nam vẫn do lực lượng cách mạng kiểm soát.
* Mặt trận chính trị: phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị có bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.
* Mặt trận quân sự:
- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.
- Ngày 2/1/1963, quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho). Sau trận Ấp Bắc, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- Trong Đông – Xuân 1864 – 1965, quân dân miền Nam giành được nhiều thắng lợi, tiêu biểu là các thắng lợi: Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước),...
⇒ Với những chiến thắng dồn dập trên các mặt trận, quân dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác: