Câu hỏi:
21/07/2024 219Đề bài: Tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả mà em thích
Trả lời:
- Mở bài: Giới thiệu được cây mình định tả (1 điểm)
- Thân bài:(4 điểm)
Tả được những đặc điểm nổi bật của cây, bài viết có trọng tâm. Câu văn gãy gọn, dùng từ ngữ có hình ảnh, có sử dụng các biện pháp tu từ, bài văn có cảm xúc cho
- Kết bài: nêu được tình cảm của mình với cây định tả (1 điểm).
- Chữ viết, chính tả (0.5 điểm).
- Dùng từ, đặt câu (0.5 điểm).
- Sáng tạo (1 điểm). Có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu. Bài viết có hình ảnh gợi tả, gợi cảm làm cho cây được tả sinh động, gắn bó với con người.
Bài viết tham khảo:
Trước sân nhà ngoại em có trồng một cây dừa xiêm lùn. Ngoại bảo cây dừa này đã trồng được mười năm rồi, từ lúc con mới sinh ra đấy!
Cây dừa không cao lắm, từng cành lá xanh to và xoè ra hai bên như các răng của chiếc lược chải đầu. Ngoại em thường dùng lá dừa để làm đồng hồ đeo tay cho em rất đẹp. Gốc dừa vừa vòng tay ôm của em, thân dừa sần sùi màu xám, có những khoanh tròn nối nhau. Rễ dừa tua tủa như những con giun đang cắm xuống đất. Hoa dừa từng chùm trông như bông lúa chín vàng trĩu hạt. Xen kẽ trong các tàu lá là chi chít những quả dừa màu nâu đỏ mọc thành từng buồng, treo lủng lẳng rất đáng yêu. Mỗi khi em có dịp về ngoại chơi, em rất thích được ngồi dưới bóng mát của cây dừa, thích với tay sờ lên những quả dừa xinh xinh. Cây dừa có rất nhiều công dụng: Nước dừa dùng để uống, cơm dừa dùng để ăn, ép dầu, làm kẹo, làm mứt, cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm… Lá dừa vừa che bóng mát, vừa dùng cọng để đan thành những chiếc giỏ đựng hoa thật xinh xắn, gáo dừa dùng làm ca múc nước, xơ dừa dùng làm dây cột,…
Nước dừa xiêm lùn này rất ngọt và nhiều chất dinh dưỡng, cơm mỏng nhưng rất béo và nhiều vitamin. Vào mùa hè nóng nực, được thưởng thức món gỏi dừa do chính tay ngoại làm thì thật là thích thú. Em rất yêu quý ngoại và yêu cả cây dừa xiêm của ngoại nữa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Năm 1632, Ga-li-lê viết sách cổ vũ cho ý kiến của Cô-pec-ních thuộc kiểu câu gì?
Câu 2:
Viết câu có chứa từ vì sao trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.
Câu 3:
Gạch một gạch dưới danh từ và gạch hai gạch dưới động từ trong câu văn sau:
Dù sao trái đất vẫn quay!
Câu 4:
Em hãy đọc thầm bài Dù sao trái đất vẫn quay (Tiếng Việt 4 tập II trang 85) và trả lời các câu hỏi sau:
Ga-li-lê lại viết sách nhằm mục đích gì?
Câu 5:
Em hãy đọc thầm bài Dù sao trái đất vẫn quay (Tiếng Việt 4 tập II trang 85) và trả lời các câu hỏi sau:
Vì sao ý kiến của Cô-péc-ních lại bị coi là tà thuyết?
Câu 6:
Em hãy đọc thầm bài Dù sao trái đất vẫn quay (Tiếng Việt 4 tập II trang 85) và trả lời các câu hỏi sau:
Cuốn sách của Ga-li-lê xuất bản sau cuốn sách của Cô-péc-ních bao lâu? Khoanh vào đáp án đúng:
Câu 7:
Em hãy đọc thầm bài Dù sao trái đất vẫn quay (Tiếng Việt 4 tập II trang 85) và trả lời các câu hỏi sau:
Từ câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về lòng dũng cảm ?
Câu 8:
Bài viết: Khuất phục tên cướp biển (SGK Tiếng Việt 4- tập 2, trang 66). Thời gian 15 phút.
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn Cơn tức giận …..như con thú dữ nhốt chuồng.
Câu 9:
Em hãy đọc thầm bài Dù sao trái đất vẫn quay (Tiếng Việt 4 tập II trang 85) và trả lời các câu hỏi sau:
Ý kiến của Cô-péc- ních và Ga- li- lê có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ? Khoanh vào đáp án đúng:
Câu 10:
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Chuyện cổ tích về loài người (Trang 9 – TV4/T2)
2. Bốn anh tài (tiếp) (Trang 13 – TV4/T2)
3. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (Trang 21 – TV4/T2)
4. Sầu riêng (Trang 34 – TV4/T2)
5. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Trang 48 – TV4/T2)
6. Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59 – TV4/T2)
7. Khuất phục tên cướp biển (Trang 66 – TV4/T2)
8. Thắng biển (Trang 76 – TV4/T2)
9. Con sẻ (Trang 90 – TV4/T2)
Câu 11:
Em hãy đọc thầm bài Dù sao trái đất vẫn quay (Tiếng Việt 4 tập II trang 85) và trả lời các câu hỏi sau:
Qua bài đọc, em học được gì từ hai ông ?
Câu 12:
Điền các từ: can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận vào mỗi chỗ chấm thích hợp:
Kim Đồng là một ………………..….rất………………. Tuy không chiến đấu ở ………………………, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức ………………. Anh đã hi sinh, nhưng ………….…sáng của anh vẫn còn mãi mãi.