Câu hỏi:
25/08/2024 9,585Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. mùa mưa lùi dần về mùa thu - đông.
B. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
D. phân chia hai mùa mưa, khô sâu sắc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Đặc trưng của khí hậu ở Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, có một mùa đông lạnh với 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C.
- Do ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc thổi qua biển kết hợp với dãy Trường Sơn nên thường gây mưa lớn vào mùa đông ở một số tỉnh như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Chính vì vậy, vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có mùa mưa lệch về thu đông
→ A sai.
- Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta,
→ B sai.
- Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào, có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, một năm được chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô tương phản nhau sâu sắc.
→ D sai.
* Các miền địa lí tự nhiên
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Phạm vi: Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, TN đồng bằng Bắc Bộ.
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.
+ Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản: Than, sắt, thiếc, chì,... Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.
- Khí hậu:
+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
+ Có nhiều biến động thời tiết.
- Thổ nhưỡng: Đai cận nhiệt đới hạ thấp; đất ferali ở vùng núi, phù sa ở đồng bằng.
- Sông ngòi: Dày đặc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
- Sinh vật: Động thực vật phương Bắc chiếm ưu thế và cảnh quan thay đổi theo mùa.
- Khó khăn: Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường và thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Phạm vi: Từ hữu ngạn sông Hồng tới dạy núi Bạch Mã.
- Địa hình:
+ Địa hình cao nhất nước, núi cao, trung bình chiếm ưu thế.
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều cao - sơn nguyên và đồng bằng giữa núi.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
- Khoáng sản: Khoáng sản: thiếc, sắt, crôm, titan, apatit, vật liệu xây dựng,...
- Khí hậu:
+ Gió mùa đông bắc suy yếu.
+ Gió phơn Tây Nam và bão hoạt động mạnh.
- Thổ nhưỡng: Có đầy đủ 3 đai cao; đất feralit, đá vôi,…
- Sông ngòi: Có độ dốc lớn, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Tây - Đông.
- Sinh vật:
+ Xuất hiện động thực vật phương nam.
+ Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Cảnh quan thay đổi theo mùa và độ cao.
- Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán, cát bay cát chảy,…
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Phạm vi: Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, TN đồng bằng Bắc Bộ.
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.
+ Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản: Than, sắt, thiếc, chì,... Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.
- Khí hậu:
+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
+ Có nhiều biến động thời tiết.
- Thổ nhưỡng: Đai cận nhiệt đới hạ thấp; đất ferali ở vùng núi, phù sa ở đồng bằng.
- Sông ngòi: Dày đặc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
- Sinh vật: Động thực vật phương Bắc chiếm ưu thế và cảnh quan thay đổi theo mùa.
- Khó khăn: Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường và thời tiết không ổn định.
Xem thêm các bài viêt liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao của nước ta?
Câu 2:
Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là
Câu 4:
Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là
Câu 5:
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
Câu 6:
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt ở nước ta không phải là loại rừng
Câu 7:
Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực cực Nam Trung Bộ nước ta là
Câu 8:
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào?
Câu 10:
Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ qua các thành phần
Câu 11:
Đặc điểm nổi bật của thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta là