Câu hỏi:
02/12/2024 435Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, triều đình Xiêm đã thực hiện chính sách cải cách nào trên lĩnh vực xã hội?
A. Nghiêm cấm quan lại sử dụng nô lệ.
B. Thực hiện chính sách “hạn nô”.
C. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ.
D. Duy trì chế độ nô lệ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Đây không phải là một chính sách cải cách xã hội tổng quát mà chỉ giới hạn trong việc ngăn cấm quan lại sử dụng nô lệ. Trong khi triều đình Xiêm thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ chế độ nô lệ một cách toàn diện.
=> A sai
Chính sách "hạn nô" (giới hạn số lượng nô lệ) không tương ứng với thực tế cải cách của triều đình Xiêm. Thay vào đó, họ thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn để xóa bỏ chế độ nô lệ.
=> B sai
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trên lĩnh vực xã hội, triều đình Xiêm đã thực hiện việc: xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.
=> C đúng
Đây hoàn toàn trái ngược với các chính sách cải cách xã hội của triều đình Xiêm. Họ đã nỗ lực thực hiện nhiều cải cách để xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, không phải duy trì nó.
=> D sai
*Tìm hiểu thêm: "Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á"
a) Đông Nam Á hải đảo
- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Malắcca (Malaixia), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.
- Tại Philíppin:
+ Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị. Thực dân Tây Ban Nha áp đặt hệ thống hành chính mới với trung tâm là Manila, cùng với đó là sự mở rộng của Thiên Chúa giáo và nền văn hóa, giáo dục chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha.
+ Năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philíppin. Quân Mỹ đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa khiến hàng trăm nghìn người Philíppin thiệt mạng
- Tại Inđônêxia:
+ Từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo. Đến đầu thế kỉ XIX, phần lớn quần đảo Inđônêxia nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan.
+ Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị Inđônêxia và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn với trung tâm chính trị đặt tại Batavia (nay là Gia-các-ta). Chính quyền thực dân đã thi hành chế độ thuế khoá và áp bức nặng nề đối với người dân thuộc địa.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo, ngoại trừ việc khu vực này
Câu 2:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)?
Câu 4:
Công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đã
Câu 6:
Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp vì
Câu 8:
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp?
Câu 9:
Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời kì trị vì của
Câu 10:
So với các nước Đông Nam Á, tình hình chính trị ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có điểm gì khác biệt?
Câu 11:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
Câu 13:
Vua Ra-ma V cho công bố chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm vào thời gian nào?
Câu 14:
Cuộc Duy tân Minh TRị ở Nhật Bản và cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đều
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX?