Trắc nghiệm Sử 11 CD Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Trắc nghiệm Sử 11 CD Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
-
394 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
25/09/2024Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo, ngoại trừ việc khu vực này
Đáp án đúng là: C
Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.
C đúng
- A sai vì Đông Nam Á hải đảo nổi tiếng với các sản phẩm quý hiếm như gia vị, hương liệu, và tài nguyên thiên nhiên, khiến các nước thực dân phương Tây muốn kiểm soát khu vực này để thu lợi nhuận kinh tế.
- B sai vì đã tạo điều kiện cho các nước thực dân phương Tây khai thác lợi ích kinh tế và sử dụng lao động bản địa, thúc đẩy quá trình xâm lược để kiểm soát các nguồn lực này.
- D sai vì giúp Đông Nam Á hải đảo trở thành điểm chiến lược quan trọng cho việc kiểm soát giao thương quốc tế, khiến các nước thực dân phương Tây muốn chiếm giữ để khai thác lợi ích thương mại.
Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo, bao gồm nhu cầu tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, và đảm bảo các tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng. Khu vực Đông Nam Á, với vị trí địa lý chiến lược và giàu tài nguyên như gia vị, gỗ quý, khoáng sản, thu hút sự quan tâm của các cường quốc thực dân. Bên cạnh đó, sự suy yếu về quân sự và chính trị của các quốc gia Đông Nam Á vào thế kỷ 19 tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc xâm lược. Tuy nhiên, nguyên nhân "phát triển tình hữu nghị và hợp tác quốc tế" không phải là mục tiêu của các cuộc xâm lược này, vì mục tiêu chính của thực dân là khai thác kinh tế và mở rộng lãnh thổ.
Nguyên nhân thúc đẩy thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia hải đảo, chủ yếu xuất phát từ các yếu tố kinh tế, chính trị, và địa chiến lược. Đông Nam Á nằm trên tuyến đường biển quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên như gia vị, khoáng sản, và các sản phẩm nông nghiệp có giá trị. Khu vực này cũng là một thị trường tiêu thụ tiềm năng và nguồn cung cấp lao động rẻ. Tuy nhiên, việc khu vực này là vùng đất vô chủ, hoang vắng và dân cư thưa thớt không phải là nguyên nhân, bởi thực tế, Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời với dân cư đông đúc và các nền văn minh phong phú. Việc xâm lược không phải để chiếm lĩnh vùng đất hoang mà để khai thác kinh tế và kiểm soát chiến lược.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Giải Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Câu 2:
18/07/2024Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược quốc gia nào ở Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: B
Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược In-đô-nê-xi-a.
Câu 3:
21/07/2024Đến đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Malaixia, Xingapo, Brunây đặt dưới sự cai trị của
Đáp án đúng là: A
Đến đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Malaixia, Xingapo, Brunây đặt dưới sự cai trị của thực dân Anh dưới nhiều hình thức khác nhau.
Câu 4:
18/07/2024Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp?
Đáp án đúng là: D
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là Xiêm. Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.
Câu 5:
22/07/2024Đến cuối thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?
Đáp án đúng là: A
Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Câu 6:
19/07/2024Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: C
- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
Câu 7:
12/10/2024Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: - Chính sách cai trị về kinh tế:
+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải.
+ Chú trọng phát triển các ngành: khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng…
+ Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
+ Tăng thuế cũ và đặt ra nhiều loại thuế mới.
*Tìm hiểu thêm: "Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á"
a) Đông Nam Á hải đảo
- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Malắcca (Malaixia), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.
- Tại Philíppin:
+ Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị. Thực dân Tây Ban Nha áp đặt hệ thống hành chính mới với trung tâm là Manila, cùng với đó là sự mở rộng của Thiên Chúa giáo và nền văn hóa, giáo dục chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha.
+ Năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philíppin. Quân Mỹ đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa khiến hàng trăm nghìn người Philíppin thiệt mạng
- Tại Inđônêxia:
+ Từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo. Đến đầu thế kỉ XIX, phần lớn quần đảo Inđônêxia nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan.
+ Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị Inđônêxia và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn với trung tâm chính trị đặt tại Batavia (nay là Gia-các-ta). Chính quyền thực dân đã thi hành chế độ thuế khoá và áp bức nặng nề đối với người dân thuộc địa.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Câu 8:
22/07/2024Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã tác động như thế nào đến đời sống văn hóa của cư dân Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: C
Nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á, gây nên sự xung đột văn hóa, tôn giáo ở nhiều nước.
Câu 9:
18/07/2024Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời kì trị vì của
Đáp án đúng là: D
Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời kì trị vì của vua Ra-ma IV và Ra-ma V.
Câu 10:
21/07/2024Vua Ra-ma V cho công bố chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm vào thời gian nào?
Đáp án đúng là: B
Năm 1898, sau khi đi khảo sát nền giáo dục ở châu Âu, vua Ra-ma V đã cho công bố Chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm.
Câu 11:
21/07/2024Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, triều đình Xiêm đã thực hiện chính sách cải cách nào trên lĩnh vực xã hội?
Đáp án đúng là: C
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trên lĩnh vực xã hội, triều đình Xiêm đã thực hiện việc: xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.
Câu 12:
08/11/2024So với các nước Đông Nam Á, tình hình chính trị ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có điểm gì khác biệt?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập.
*Tìm hiểu thêm: "Nội dung của cuộc cải cách"
- Chính trị, quân sự:
+ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ chức thành các bộ có quyền lực ngang nhau.
+ Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc địa phương từng bước bị xóa bỏ.
+ Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức phương Tây.
- Kinh tế: sử dụng các cố vấn ngoại quốc nhằm phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại...
- Xã hội: xóa bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm quy định tất cả người lao động phải được trả lương.
- Văn hóa:Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh viên sang các nước Âu - Mỹ du học.
- Ngoại giao: Từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương Tây, xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Câu 13:
18/07/2024Công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đã
Đáp án đúng là: D
Công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đã thành công, đưa Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 14:
18/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX?
Đáp án đúng là: D
- Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có nhiều điểm tương đồng:
+ Bối cảnh: Tiến hành khi đất nước đang phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
+ Mục đích : bảo vệ nền độc lập dân tộc và phát triển đất nước.
+ Nội dung : tiến hành cải cách toàn diện, trên nhiều lĩnh vực. Nội dung cải cách được học hỏi từ hình mẫu của các nước tư bản phương Tây.
+ Kết quả : cải cách thành công (ở những mức độ khác nhau), đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây và hướng sự phát triển của đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 15:
11/11/2024Cuộc Duy tân Minh TRị ở Nhật Bản và cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đều
Đáp án đúng là: C
* Tìm hiểu thêm về " Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản"
- Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có nhiều điểm tương đồng:
+ Bối cảnh: Tiến hành khi đất nước đang phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.
+ Mục đích : bảo vệ nền độc lập dân tộc và phát triển đất nước.
+ Nội dung : tiến hành cải cách toàn diện, trên nhiều lĩnh vực. Nội dung cải cách được học hỏi từ hình mẫu của các nước tư bản phương Tây.
+ Kết quả : cải cách thành công (ở những mức độ khác nhau), đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây và hướng sự phát triển của đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Giải Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Câu 16:
18/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)?
Đáp án đúng là: D
- Ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX):
+ Giúp Xiêm giữ được độc lập, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
+ Đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.
+ Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái; khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.
Câu 17:
18/07/2024Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: C
- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
Câu 18:
18/07/2024Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp vì
Đáp án đúng là: C
Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp. Vì, Xiêm có vị trí địa lý nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh (Ấn Độ, Miến Điện) và Pháp (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) => cả hai nước đế quốc này đều không muốn đụng độ với nhau ở Xiêm. Anh và Pháp đều nhân nhượng lẫn nhau trong các vấn đề ở Xiêm => Xiêm đã lợi dụng điều đó, sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ nền độc lập.
Câu 19:
22/07/2024Năm 1897, vua Ra-ma V đã tiến hành
Đáp án đúng là: A
Năm 1897, Ra-ma V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga, nhằm mục tiêu xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó.
Câu 20:
18/07/2024Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã
Đáp án đúng là: C
Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ nền độc lập.
Câu 21:
20/07/2024Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
Đáp án đúng là: B
- Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, kết cấu xã hội ở các nước Đông Nam Á có sự chuyển biến:
+ Các giai cấp cũ (nông dân, địa chủ phong kiến,…) bị phân hóa
+ Xuất hiện các lực lượng mới, như: tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân,…
Câu 22:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
Đáp án đúng là: B
Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, tình hình văn hoá cũng có nhiều thay đổi. Văn hoá phương Tây du nhập vào Đông Nam Á. Nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách châu Âu xuất hiện. Tôn giáo, luật pháp, giáo dục phương Tây được truyền bá vào khu vực với mục đích chính là để phục vụ nền cai trị của thực dân.
Câu 23:
18/07/2024Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm
Đáp án đúng là: D
Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.
Câu 24:
21/07/2024Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: C
- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.
Câu 25:
27/10/2024Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây
Đáp án đúng là: C
Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
→ C đúng
- A sai vì hầu hết các quốc gia trong khu vực đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ và Tây Ban Nha. Quá trình xâm lược và thiết lập quyền thống trị đã được thực hiện và củng cố vào thời điểm này.
- B sai vì đến đầu thế kỷ XX, các nước thực dân phương Tây không còn "bắt đầu mở rộng" quá trình xâm nhập vào Đông Nam Á nữa, mà đã hoàn thành việc thôn tính và thiết lập quyền kiểm soát đối với hầu hết các quốc gia trong khu vực. Họ đã thực hiện các cuộc xâm lược và xây dựng hệ thống thuộc địa, dẫn đến sự hiện diện và thống trị lâu dài của thực dân phương Tây tại Đông Nam Á.
- D sai vì vào thời điểm này, họ đã hoàn thành việc thôn tính và thiết lập quyền kiểm soát vững chắc đối với khu vực, chưa có phong trào đấu tranh giành độc lập mạnh mẽ đủ sức ép để yêu cầu trao trả độc lập. Thay vào đó, việc thực dân tiếp tục khai thác và kiểm soát các thuộc địa vẫn được duy trì, cho đến khi các phong trào độc lập bắt đầu nở rộ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đến đầu thế kỷ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á sau hàng loạt cuộc xâm lược và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Thực dân Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Mỹ là những lực lượng chính đã chia nhau kiểm soát toàn bộ Đông Nam Á, biến khu vực này thành các thuộc địa khai thác tài nguyên phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và thương mại của họ.
Anh chiếm giữ Myanmar, Malaysia và Singapore; Hà Lan thôn tính Indonesia; Pháp thống trị Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia); Tây Ban Nha và sau đó Mỹ kiểm soát Philippines. Thái Lan là quốc gia duy nhất trong khu vực không bị thôn tính nhờ vào chính sách ngoại giao khéo léo, giữ vị trí trung lập giữa các thế lực phương Tây.
Việc thôn tính này không chỉ là về mặt quân sự, mà còn bao gồm sự kiểm soát chính trị, kinh tế và văn hóa, áp đặt các chính sách thực dân, bóc lột tài nguyên và cưỡng ép lao động bản địa. Quá trình thuộc địa hóa đã biến Đông Nam Á thành nguồn cung nguyên liệu quan trọng cho các cường quốc phương Tây, đồng thời làm suy yếu các vương triều bản địa và thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc trong khu vực sau này.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Giải Lịch sử 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sử 11 CD Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á (393 lượt thi)