Câu hỏi:

15/08/2024 258

Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc (12/1989) đã tác động gì đến khu vực Đông Nam Á ?

A. Đa số các nước thoát khỏi sự chi phối của Liên Xô và Mĩ

B. Tạo điều kiện tiên quyết cho các nước Đông Dương hội nhập quốc tế

C. Giúp các nước Đông Nam Á thoát khỏi lệ thuộc và nguồn viện trợ bên ngoài

D. Thúc đẩy đối thoại hợp tác với các nước Đông Dương với tổ chức ASEAN

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển, từ đó thúc đẩy sự hợp tác và tăng cường đối thoại giữa các nước ở Đông Dương với tổ chức ASEAN.

* MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CHIẾN TRANH LẠNH

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.

a. Sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh.

- Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

b. Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây.

* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.

- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.

* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.

- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.

* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.

- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.

⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

* THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Từ sau năm 1991, tình hình thế giới diễn ra những thay đổ to lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:

- Một là, trật tự thế giới mới mang lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

- Hai là, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Ba là, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới.

- Bốn là, ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Giải Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta?

Xem đáp án » 23/07/2024 26,050

Câu 2:

Xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện vào thời gian nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 17,862

Câu 3:

Chiến tranh lạnh chấm dứt tạo điều kiện để giải quyết những vấn đề gì trên thế giới?

Xem đáp án » 23/07/2024 15,906

Câu 4:

Tháng 12/1989 lãnh đạo hai cường quốc Liên Xô và Mĩ chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh là

Xem đáp án » 23/07/2024 13,881

Câu 5:

Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây?

Xem đáp án » 23/07/2024 11,845

Câu 6:

Sau khi Liên Xô tan rã giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới

Xem đáp án » 01/09/2024 11,076

Câu 7:

Bước vào thế kỉ XXI, sự kiện nào đã gây những khó khăn, thách thức đối với hòa bình, an ninh của các quốc gia?

Xem đáp án » 01/09/2024 9,102

Câu 8:

Nội dung nào sau đây không phản ánh nguồn gốc của mâu thuẫn Đông – Tây trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991?

Xem đáp án » 04/09/2024 7,810

Câu 9:

Tháng 4/1949 Mĩ và 11 nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm

Xem đáp án » 01/09/2024 5,071

Câu 10:

Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang được hình thành theo xu hướng

Xem đáp án » 01/09/2024 3,960

Câu 11:

Kế hoạch Mácsan của Mĩ còn được gọi là

Xem đáp án » 28/11/2024 2,758

Câu 12:

Cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ chấm dứt vào thời gian nào?

Xem đáp án » 04/09/2024 2,461

Câu 13:

Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất là gì?

Xem đáp án » 04/09/2024 1,466

Câu 14:

Tháng 4/1949 diễn ra sự kiện nào dưới đây?

Xem đáp án » 04/09/2024 1,236

Câu 15:

Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san (6/1947) nhằm mục đích gì?

Xem đáp án » 23/09/2024 419

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »