Câu hỏi:
12/07/2024 102Cho các phát biểu sau:
a) Khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính
b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit
c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 va CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
d) Moocphin và cocain là các chất ma túy
e) CO2, NO2, SO2 là tác nhân chính gây sương mù quang hóa.
f) Ngày nay, NH3 được dùng làm chất tải nhiệt thay thế CFC
Số phát biểu đúng là :
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Trả lời:
Đáp án B
(a) Đúng. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC... Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính.
(b) Đúng. Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải CO2, SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
(c) Đúng.
(d) Đúng. Moocphin và cocain là các chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu.
(e) Sai. CO2 không phải là tác nhân chính gây sương mù quang hóa.
(f) Sai. NH3 từng được sử dụng làm chất tải nhiệt nhưng không phải chất tải nhiệt được dùng hiện nay để thay thế CFC.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho các phát biểu sau:
a) Các amin đều có tính bazơ.
b) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.
c) Để tách riêng hỗn hợp CH4, CH3NH2 thì hóa chất cần dùng là dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
d) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước.
e) Dung dịch anilin có thể làm hồng phenolphthalein.
f) Sobitol là hợp chất hữu cơ đa chức.
Số phát biểu đúng là:
Câu 2:
Điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6562 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,11 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m là:
Câu 3:
Hấp thụ hết 0,1 mol CO2 vào dung dịch có chứa 0,08 mol NaOH và 0,1 mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X đến khi thoát ra 0,08 mol khí CO2 thì thấy hết
x mol HCl. Giá trị của x là:
Câu 4:
Có các kết luận sau về polime:
(1) Hầu hết các polime ở thể rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(2) Đa số các polime không tan trong dung môi thông thường.
(3) Nhựa phenol fomanđehit (PPF) được điều chế từ phản ứng trùng ngưng
(4) Tơ nitron (hay olon) và tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp; tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp.
(5) PE, PVC, PPF, PVA và thủy tinh hữu cơ được dùng làm chất dẻo.
(6) Các polime tham gia phản ứng trùng hợp, phân tử phải có liên kết đôi hoặc vòng kém bền.
(7) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét.
(8) Tơ nilon-6,6 được dùng để dệt vải may mặc, vải lót sắm lốp xe, dệt bít tất
Số kết luận đúng là:
Câu 5:
Hỗn hợp X gồm 3 ancol. Cho Na dư phản ứng với 0,34 mol X thì thu được 13,44 lít khí. Mặt khác đốt cháy 0,34 mol X cần V lít khí oxi thu được 52,8 gam CO2. Giá trị nào sau đây gần với V?
Câu 6:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(HCO3)2, MgSO3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 30%, thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y và dung dịch Z có nồng độ 36%. Tỉ khối của Y so với He bằng 8. Cô cạn Z được 72 gam muối khan. Giá trị của m là:
Câu 8:
Cho 7,84 lít khí NH3 phản ứng hết với dung dịch H3PO4 thu được dung dịch X. X phản ứng được với tối đa 420 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là:
Câu 9:
Cho 29,5 gam hỗn hợp hai muối sunfit và cacbonat của một kim loại kiềm tác dụng với 122,5 gam dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất. Phần trăm khối lượng của muối sunfit trong hỗn hợp ban đầu là:
Câu 10:
Cho 1 (mol) axit T tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 1 (mol) CO2. Số nhóm chức của T là :
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X là dẫn xuất của benzen thu được CO2 có khối lượng nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng a (mol) X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 2a(M). Công thức cấu tạo của X là:
Câu 12:
Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 12 gam Br2 trong dung dịch brom. Hiệu suất phản ứng nung butan là:
Câu 13:
Cho các hóa chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4, NaCl, HCl. Số chất sử dụng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời là:
Câu 14:
Cho CrO3 vào dung dịch NaOH (dùng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 dư vào X, thu được dung dịch Y. Nhận định nào sau đây sai?
Câu 15:
Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là: