Câu hỏi:
11/07/2024 134Cho các chất sau: HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo tính axit tăng dần (từ trái sang phải) là
A. (Y), (T), (X), (Z)
B. (T),(Y), (X), (Z)
C. (X), (Z), (T), (Y)
D. (Y), (T), (Z), (X)
Trả lời:
Đáp án D
Liên kết giữa H và Cl trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực, Cl có độ âm điện lớn hơn H nên Cl mang điện tích âm, H mang điện tích dương và cặp electron trong liên kết nghiêng hẳn về phía Cl, làm cho liên kết phân cực và dễ dàng phân li ra H+. Độ phân cực của liên kết O-H trong các chât còn lại là không bằng so với HCl vì O có độ âm điện bé hơn Cl, đồng thời còn phụ thuộc vào tính hút electron hay đẩy electron của các gốc -R liên kết với -OH. Do đó HCl có tính axit mạnh nhất.
Trong các chất còn lại thì gốc –C2H5 có tính đẩy electron, còn 2 gốc kia có tính hút electron nên liên kết O-H trong C2H5OH là kém phân cực nhất → C2H5OH có tính axit yếu nhất
Liên kết O-H trong phân tử CH3COOH phân cực hơn so với C6H5OH→CH3COOH có tính axit mạnh hơn.
Vậy dãy được sắp xếp theo tính axit tăng dần là: (Y) < (T) < (Z) < Œ).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Thủy phân hoàn toàn 25,84 gam phenyl axetat trong 200 ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
Câu 5:
Hỗn hợp X gồm ancol isopropylic, metyl fomat, anđehit malonic và ancol benzylic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 11,872 lít O2 (đktc), thu được H2O và 19,36 gam CO2. Mặt khác, cho m gam X phản ứng hết với Na dư, thu được a mol H2. Giá trị của a là
Câu 6:
Cho 15 gam amin no, mạch hở X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 33,25 gam muối. Công thức hóa học của X là
Câu 8:
Sục 2a mol CO2 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 (ở nhiệt độ thường), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất sau: CaCl2, NaOH, NaHSO4, CaCO3, HBr, SO2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
Câu 9:
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào dung dịch nào sau đây không thu được kết tủa?
Câu 10:
Nung nóng 21,6 gam Mg và Fe(NO3)2 trong bình chân không, sau một thời gian, thu được chất rắn X và 0,15 mol hỗn hợp NO2 và O2. Hòa tan X trong 200 gam dung dịch HCl (loãng), thu được dung dịch Y chỉ chứa 30,86 gam muối và 1,796 lít (đktc) hỗn hợp gồm NO và H2 có tỉ khối so với He là 5,75. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 88,26 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của FeCl3 trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp T gồm x mol Ca, y mol CaC2 và z mol Al3C4 vào nước dư. Sau phản ứng, thu được dung dịch trong suốt, chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z là
Câu 12:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Thổi luồng khí CO dư qua ống sứ đựng MgO nung nóng.
(b) Đốt FeS2 trong không khí.
(c) Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 (tỉ lệ mol 2 : 1) trong khí trơ, ở nhiệt độ cao.
(d) Điện phân dung dịch CuCl2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
(e) Nhiệt phân muối bạc nitrat.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kim loại là
Câu 13:
Cho a mol Cu vào dung dịch chứa a mol AlCl3 và 3a mol FeCl3 sau các phản ứng, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH loãng, dư (không chứa khí O2 hòa tan) vào X, số kết tủa thu được là
Câu 14:
Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2, thu được a mol hỗn hợp khí Y gồm NO2 và O2. Dẫn toàn bộ Y và nước (dư), sau phản ứng, còn lại 0,375a mol khí không bị hấp thụ (lượng O2 hòa tan trong nước không đáng kể). Phần trăm khối lượng của Cu(NO3)2 trong X là
Câu 15:
Đốt cháy 33,6 gam Fe trong bình kín chứa 16,8 lít Cl2 (đktc), sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam muối. Giá trị của m là