Câu hỏi:
06/01/2025 159Chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu, mục tiêu gắn với sự đối đầu trực tiếp của cuộc Chiến tranh lạnh là
A. ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
B. đàn áp phong trào dhống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới
C. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
D. tất cả các mục tiêu trên.
Trả lời:
Đáp án A
trực tiếp phản ánh sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh. Mỹ đã xem Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác là mối đe dọa đối với hệ thống tư bản chủ nghĩa và lợi ích của mình. Chính vì vậy, mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi và tiêu diệt chủ nghĩa xã hội đã trở thành một trong những mục tiêu trọng tâm của Chiến lược toàn cầu.
=> A đúng
Mặc dù Mỹ đàn áp các phong trào đấu tranh vì hòa bình và dân chủ, nhưng mục tiêu chính vẫn là chống lại chủ nghĩa xã hội.
=> B sai
Việc khống chế các nước đồng minh là một phần trong chiến lược của Mỹ nhằm duy trì ảnh hưởng toàn cầu, nhưng không phải là mục tiêu đối đầu trực tiếp với các nước xã hội chủ nghĩa.
=> C sai
* Mở rộng:
* NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1973.
1. kinh tế :
a. Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh:
+ Công nghiệp chiếm hơn ½ tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
+ 1948, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.
+ Mĩ nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…
⇒ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
b. Nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển:
1 - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
2 - Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
3 - Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…
4– Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.
5 - Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là sai?
Câu 3:
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới dựa vào
Câu 4:
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tồng thống Mĩ là
Câu 5:
Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, đó là
Câu 6:
Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 7:
Chiến lược "Cam kết và mở rộng" với ba trụ cột chính, trụ cột thể hiện tính xâm lược là
Câu 8:
Một trong ba trụ cột của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ từ thập niên 90 thế kỉ XX là
Câu 9:
Mục tiêu của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 10:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng:
Câu 11:
Nét nổi bật của tình hình xã hội Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 12:
Tên các vị Tổng thống nước Mĩ từ năm 1945 đến đầu những năm 70 là
Câu 13:
Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 15:
Mĩ đã làm gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 - 1973?