Câu hỏi:
16/11/2024 163
Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành những loại hình cơ bản nào?
Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành những loại hình cơ bản nào?
A. Truyền khẩu, chữ viết, công cụ, sử liệu gốc.
B. Lời nói – truyền khẩu, vật chất, tinh thần, văn tự.
C. Lời nói - truyền khẩu, tranh ảnh, chữ viết, tài sản.
C. Lời nói - truyền khẩu, tranh ảnh, chữ viết, tài sản.
D. Lời nói - truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành những loại hình cơ bản là Lời nói - truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn.
+ Lời nói - truyền khẩu: Các câu chuyện, truyền thuyết, dân ca được lưu truyền qua lời kể.
+ Hiện vật: Các công cụ, vũ khí, đồ gốm, kiến trúc còn lưu giữ được.
+ Hình ảnh: Tranh vẽ, hình khắc, ảnh chụp, bản đồ.
+ Thành văn: Văn bản, tài liệu, sách, bia ký, thư tịch cổ.
Các loại hình này giúp tái hiện lịch sử một cách toàn diện.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của sử học
2.1. Đối tượng nghiên cứu của sử học
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,...) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,...
- Ví dụ:
+ Lịch sử ngoại giao Việt Nam
+ Công cụ lao động của người nguyên thủy…
+ Các cuộc chiến tranh thế giới
+ …
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của sử học
- Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quả khứ (chức năng xã hội).
- Nhiệm vụ của Sử học là:
+ Cung cấp những tri thức khoa học (những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu đúng về quá khứ)
+ Giáo dục, nêu gương (hướng con người tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn)
2.3. Nguyên tắc cơ bản của sử học
- Các nguyên tắc cơ bản của sử học:
+ Nguyên tắc khách quan: dựa trên các nguồn sử liệu, nhà sử học khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều
+ Nguyên tắc trung thực: Nhà sử học cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử
+ Nguyên tắc tiến bộ: Từ thấu hiểu quá khứ, sử học hướng dến phục vụ cuộc sống con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ
+ Ngoài các nguyên tắc trên, việc nghiên cứu và trình bày lịch sử còn phải bảo đảm tính toàn diện và cụ thể
- Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản:
+ Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,
+ Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.
+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.
2. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của sử học
2.1. Các nguồn sử liệu
- Cách phân loại thứ nhất: Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm 2 nguồn là: sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp:
+ Sử liệu sơ cấp: là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhấthoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Ví dụ: hổ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,...
+ Sử liệu thứ cấp: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.
- Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn loại hình cơ bản: sử liệu lời nói – truyền khẩu; sử liệu hiện vật; sử liệu hình ảnh và sử liệu thành văn
+ Sử liệu lời nói - truyền khẩu: là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,... được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.
+ Sử liệu hiện vật: Là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể,…
+ Sử liệu hình ảnh: Là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gốm tranh, ảnh, băng hình,...
+ Sử liệu thành văn: Là nguồn sử liệu bằng chữ viết, như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Phân tích, làm rõ mối quan hệ gắn bó, tương tác hai chiều giữa sử học với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.
Câu 3:
Liên hệ và cho biết 4 thành tựu của văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại có ảnh hưởng đến Việt Nam.
Liên hệ và cho biết 4 thành tựu của văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại có ảnh hưởng đến Việt Nam.
Câu 4:
Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” được lưu truyền để tôn vinh đức tính nào của nhà sử học?
Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” được lưu truyền để tôn vinh đức tính nào của nhà sử học?
Câu 5:
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống?
Câu 7:
Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?
Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?
Câu 8:
Hình mặt người khắc trên vách hang Đồng Nội (Hòa Bình, Việt Nam) là biểu hiện của
Hình mặt người khắc trên vách hang Đồng Nội (Hòa Bình, Việt Nam) là biểu hiện của
Câu 10:
Sử học và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ như thế nào?
Sử học và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ như thế nào?
Câu 12:
Ngành khoa học nào dưới đây cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về: quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử?
Ngành khoa học nào dưới đây cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về: quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử?
Câu 13:
Các địa danh: Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),... có điểm chung gì?
Các địa danh: Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),... có điểm chung gì?
Câu 14:
Quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử được gọi là
Quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử được gọi là
Câu 15:
Thành tựu về lĩnh vực nào sau đây của văn minh Ai Cập thời kì cổ đại đã được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng kim tự tháp?
Thành tựu về lĩnh vực nào sau đây của văn minh Ai Cập thời kì cổ đại đã được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng kim tự tháp?