Câu hỏi:

22/07/2024 8,289

Các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) đều

A. dùng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân

Đáp án chính xác

B. có sự tham gia của quân đội viễn chinh và đồng minh

C. dùng thủ đoạn tìm diệt và bình định

D. mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

Tất cả các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam đều có mục tiêu chính là giành và giữ vững quyền kiểm soát lãnh thổ và dân số. Chính sách bình định được thực hiện nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, xây dựng và bảo vệ các ấp chiến lược, từ đó chiếm giữ đất đai và thu phục lòng dân.

Các chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", "Chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh" đều áp dụng chính sách bình định để đạt được mục tiêu này. Đây là một phần quan trọng của chiến lược tổng thể nhằm tạo ra các khu vực kiểm soát an toàn cho chính quyền Sài Gòn và quân đội Mỹ.

Các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) đều dùng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân, cách li nhân dân miền Nam với quân giải phóng.

A đúng. 

- B sai vì không phải tất cả các chiến lược đều có sự tham gia của quân đội viễn chinh Mỹ. Chỉ "Chiến tranh cục bộ" mới có sự tham gia trực tiếp của quân đội Mỹ. "Chiến tranh đặc biệt" chủ yếu dựa vào quân đội Việt Nam Cộng hòa với sự hỗ trợ của cố vấn và trang bị từ Mỹ. "Việt Nam hóa chiến tranh" là giai đoạn giảm dần sự hiện diện quân sự trực tiếp của Mỹ.

- C sai vì dùng thủ đoạn tìm diệt và bình định chỉ phản ánh một phần của chiến lược, chủ yếu liên quan đến "Chiến tranh cục bộ" và một phần "Việt Nam hóa chiến tranh", nhưng không đầy đủ để bao quát tất cả các chiến lược.

- D sai vì Mỹ chỉ mở rộng chiến tranh ra Lào và Campuchia vào các giai đoạn sau của cuộc chiến, nhưng không phải là mục tiêu chung của tất cả các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

* Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam

Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.

- Thủ đoạn thực hiện:

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Chiến thuật “Trực thang vận” được sử dụng trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.

+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.

+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.

* Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

- “Chiến tranh Cục bộ” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu: dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang cách mạng của Việt Nam trở về thế bị động, phòng ngự.

- Thủ đoạn:

+ Ồ ạt đưa quân Mĩ, quân đồng minh và miền Nam Việt Nam (quân số lúc cao nhất lên tới gần 1.5 triệu tên, trong đó, hơn nửa triệu là quân Mĩ).

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Binh sĩ thuộc Lữ đoàn 9 Lực lượng Thủy quân lục chiến của Mĩ

Đổ bộ vào bãi biến Đà Nẵng (8/3/1965)

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

+ Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt cộng”

+ Đẩy mạnh các hoạt động phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân.

* Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.

Sau thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.

* Âm mưu: “Dùng người Việt đánh người Việt” mở rộng thành “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

* Thủ đoạn:

+ Tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn.

+ Mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Tổng thống Ních-xơn trình bày kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược sang Campuchia

+ Hòa hõa với Trung Quốc và Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này cho Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Tổng thống Mĩ Ních-xơn trong chuyến thăm Trung Quốc (1972)

+ Tăng cường đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Giải Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Giải Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Điểm giống nhau giữa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

Xem đáp án » 23/09/2024 16,482

Câu 2:

Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) là đều

Xem đáp án » 02/09/2024 11,609

Câu 3:

Chiến thắng tiêu biểu của ta trong các hoạt động quân sự ở vùng Đông Nam Bộ cuối năm 1974 – đầu 1975 là

Xem đáp án » 22/07/2024 6,061

Câu 4:

Bài hát nào vang lên ngay sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh?

Xem đáp án » 23/09/2024 1,956

Câu 5:

Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 - đầu năm 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là

Xem đáp án » 20/07/2024 869

Câu 6:

Tỉnh cuối cùng được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là

Xem đáp án » 16/08/2024 819

Câu 7:

Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?

Xem đáp án » 23/09/2024 694

Câu 8:

Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam?

Xem đáp án » 02/09/2024 572

Câu 9:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi đã

Xem đáp án » 05/09/2024 539

Câu 10:

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?

Xem đáp án » 22/07/2024 515

Câu 11:

Xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập hiện được lưu giữ ở đâu?

Xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập hiện được lưu giữ ở đâu? (ảnh 1)

Xem đáp án » 22/07/2024 500

Câu 12:

Trước tình hình so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam

Xem đáp án » 23/09/2024 463

Câu 13:

Thắng lợi then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên từ ngày 4/3 đến 24/3/1975 là thắng lợi ở

Xem đáp án » 02/09/2024 393

Câu 14:

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) là

Xem đáp án » 02/09/2024 363

Câu 15:

Ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) ở Việt Nam giành thắng lợi là

Xem đáp án » 23/09/2024 348

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »