Bố cục Trao duyên (Chân trời sáng tạo) chính xác nhất

Với Bố cục Trao duyên Ngữ văn lớp 11 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Trao duyên từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

1 907 23/12/2023


Bố cục Trao duyên

- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.

- Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò.

- Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm.

Bố cục Trao duyên (Chân trời sáng tạo) chính xác nhất (ảnh 1)

Đọc tác phẩm Trao duyên

“... Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương huyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này,

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !

Phận sao phận bạc như với !

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang !

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !”

Nội dung chính Trao duyên

Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.

Bố cục Trao duyên (Chân trời sáng tạo) chính xác nhất (ảnh 1)

Tóm tắt Trao duyên

Thúy Kiều nhờ cậy em nối duyên với Kim Trọng vì muốn làm tròn chữ hiếu và chữ tình. Nàng trao kỉ vật và dặn dò em. Nàng dự cảm về tương lai không lành, rằng mình sẽ phải chết oan, mong em sẽ an ủi linh hồn chị khi chết. Tự nhận mình là người phụ bạc chàng Kim, xin chàng tha thứ trong tâm trạng đầy đau khổ. Trao duyên nhưng không trao được tình, đau khổ vô tận, cao đẹp vô ngần.

Ý nghĩa nhan đề Trao duyên

Gọi là “Trao duyên” nhưng thật chất lại không phải khung cảnh tình tứ mà người con trai trao gửi tiếng tình và người con gái đáp lại tâm ý đầy e thẹn.

“Trao duyên” ở đây và gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác nối lại mối duyên dang dở của mình.

Giá trị nội dung Trao duyên

•Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên. Lời nhờ cậy đầy đau khổ khiến cho Kiều như đứt từng khúc ruột. Thế nhưng, trong hoàn cảnh ấy, Kiều không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn.

•Nhân cách cao đẹp của Kiều còn thể hiện rõ bởi sự hi sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân mình, quên đi mối tình đẹp đẽ của mình với Kim Trọng đề đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình. Giữa chữ “tình” và chữ “hiếu”, Kiều buộc lòng phải chọn chữ “hiếu” vì nàng không thể giương mắt nhìn cha và em bị hành hạ tới chết được.

Giá trị nghệ thuật Trao duyên

•Thể thơ lục bát của dân tộc rất giàu nhạc tính cùng với cách ngắt nhịp đầy dụng ý, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên.

•Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo.

Xem thêm các bài Soạn Bố cục Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bố cục Độc Tiểu thanh kí

Bố cục Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Bố cục Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh

Bố cục Nguyệt cầm

Bố cục Thời gian

1 907 23/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: