Bố cục Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Chân trời sáng tạo) chính xác nhất

Với Bố cục Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự Ngữ văn lớp 11 hay, chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

1 735 23/12/2023


Bố cục Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

- Phần 1 (Tuấn ở trọ...yết kiến cụ): Cuộc trò chuyện của Tuấn và Quỳnh.

- Phần 2 (một lát...chờ lâu): Cuộc trò chuyện giữa Cụ Phan Bội Châu và Tuấn, Quỳnh.

- Phần 3 (Cụ Phan Bội CHâu chống ba...sùng bái cụ): Ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu

- Phần 4 (còn lại): Lòng kính trọng, biết ơn đối với cụ Phan Bội Châu.

Bố cục Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Chân trời sáng tạo) chính xác nhất (ảnh 1)

Đọc tác phẩm Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Tuấn ở trọ nhà Quỳnh, bạn học cũ ở Quy Nhơn, người cùng Tuấn đã gây ra cuộc bãi khoá ở Quy Nhơn một năm trước, và cũng bị đuổi như Tuấn. Quỳnh bây giờ học lớp Đệ Tứ Niên tư thục Pe-lo-ranh (Pellerin) của các vị Cố Đạo Huế. Quỳnh vẫn mặc bộ đồ tây may ở Quy Nhơn.

Bảy giờ sáng hôm sau, nhân ngày Chủ nhật, Tuấn nhờ Quỳnh đưa Tuấn đến thăm cụ Phan Bội Châu, Quỳnh bảo:

– Nhà cụ Phan ở Bến Ngụ gần đây. Hai đứa mình đến thăm cụ thế nào cũng có mật thám theo dõi, rình mò. Mầy dám đến không?

Tuấn hỏi:

- Vậy chớ tụi mầy ở Huế thường ngày không đến thăm cụ sao?

– Thỉnh thoảng mới đến mà tụi tao phải rủ nhau đi một lượt bốn, năm đứa để cho lính mã tà và bọn chỉ điểm ít nghi ngờ. Mầy muốn tạo rủ thêm vài ba thằng bạn nữa đi với tụi mình cho vui không?

– Thôi không cần, hai đứa mình đi đến thăm cụ, chớ có làm gì mà sợ.

Đi một đoạn đường ngắn lên một dốc khá cao, đường đất đỏ nhiều bụi chưa tráng nhựa, Quỳnh chỉ một nếp nhà ở ngay cuối đường:

– Nhà cụ Phan đấy.

Tuấn trông thấy trước hết một chiếc cổng sơ sài bằng hai trụ gỗ, trên đóng ngang một tấm bảng để một dòng chữ đen:

Nhà đọc sách Phan Bội Châu.

Chiếc cổng dụng ngay giữa một hàng rào cây, và luôn luôn mở rộng. Không do dự Quỳnh và Tuấn bước vào, đi rón rén, giữ lễ phép, qua một sân hẹp rồi bước lên thềm nhà tô xi măng. Nhà có ba gian rộng rãi, để trống. Tuấn hỏi hộp tưởng sắp sửa được trong thấy cụ Phan. Nhưng cảnh nhà thanh vắng, không một tiếng động. Tuấn và Quỳnh đứng yên trên thềm, đợi xem có ai ra thì xin yết kiến cụ.

Một lát, một em bé học trò độ bảy tuổi, đầu cạo trọc chừa một chỏm tóc ở giữa, từ ngoài chạy vào, nét mặt ngây thơ, nói với hai cậu học trò bằng giọng Nghệ An:

– Cụ bán gạo ở ngoài nó.

Bé chỉ một gian hàng gạo rất sơ sài ở góc sân, một cái chòi thì đúng hơn, lợp bằng tranh. Một cụ già mặc áo dài màu nâu, đang đứng bán vài lon gạo cho các chị nhà nghèo. Em bé chạy ra thưa với cụ một vài lời gì đó. Cụ cười giao thúng cho bé trông nom, và chống ba toong đi thủng thỉnh vào nhà. Tim Tuấn đập mạnh. Tuấn được chiêm ngưỡng lần đầu tiên nhà Chí sĩ Phan Bội Châu, với một chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu. Cụ bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong – cây ba toong của toàn quyền Va-ren (Varenne) tặng cụ – tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài.

Cụ mặc quần trắng bằng vải nội hoá, mang đôi dép da. Trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây. Cụ bước lên thềm ngó hai cậu học trò. Tuấn và Quỳnh chấp hai tay trước ngực, cúi đầu chào cung kính. Cụ cười rất tự nhiên, rất hiền lành, đưa tay chỉ gian nhà giữa:

– Mời hai cậu vào.

Tuấn và Quỳnh đợi cụ Phan vào trước và theo sau cụ. Sau khi mời ngồi, cụ hỏi:

– Hai cậu học ở Trường Quốc Học?

Tuấn đáp:

– Dạ thưa cụ, con ở xa mới tới Huế lần đầu tiên, đến hầu thăm cụ. Thấy cụ được khoẻ mạnh, con rất mừng.

Cụ hỏi Quỳnh:

– Còn cậu nì?

– Thưa cụ, con học trường Pe-lo-ranh.

Cụ còn hỏi han nhiều câu về việc học và gia đình của hai cậu học trò, rồi cụ nghiêm trang dạy bảo nhiều lời giáo huấn, về lòng yêu nước yêu dân. Cụ gọi người nhà lấy ra hai quyển sách mỏng do cụ soạn, nhan đề Nam Quốc Dân tu trị và Nữ Quốc Dân tu trí. Cụ trao cho hai đứa hai quyển và bảo:

– Các anh chị Nam Nữ Quốc Dân nên xem hai quyển sách nhỏ này để trở thành người Quốc Gia.

Sau một lúc nói chuyện lâu trên một tiếng đồng hồ, cụ thấy ngoài chòi gạo của cụ có đồng đồng bào lao động đến mua gạo, cụ xin lỗi đứng dậy:

– Hai cậu ở đây chơi, một lát tôi vào. Tôi ra bán gạo, kẻo bà con cô bác chờ lâu.

Cụ Phan Bội Châu chống ba toong đi ra sân, Tuấn và Quỳnh thừa dịp, đi xem qua ba gian nhà của cụ. Một em bé hướng dẫn, bảo:

– Ba gian nhà là tượng trưng Nam Trung Bắc, cùng nhau như anh em một nhà.

Gian bên trái là phòng tắm của cụ, gian bên phải gọi là phòng đọc sách, Tuấn để ý rất kĩ hai bức tranh bằng mực đen do một bạn nam học sinh Trường Quốc Học vẽ một chậu nước trong đó có bơi vài con cá. Dưới tranh, đề Cá chậu. Một bức tranh khác do một chị nữ sinh Đồng Khánh vẽ, đề là Chim lồng.

Ra ngoài sân, nơi góc bên phải, Tuấn thấy một ngôi miếu nho nhỏ, thờ một nữ đồng chí của cụ.

Kinh thành Huế chia ra ba khu nhà rõ rệt. Bên tả ngạn sông Hương là Thành Nội, với các cung điện nhà vua, với Tam Toà, Lục Bộ, tất cả ở phía trong mấy lớp thành cao. Ngoài thành là các phố buôn bán và chợ Đông Ba. Bên kia cầu Gia Hội phần nhiều là dinh thự và nhà cửa của các quan.

Bên hữu ngạn sông Hương, nối bằng một chiếc cầu sắt khá rộng tên là cầu Trường Tiền là khu Bảo Hộ Pháp với toà Khâm Sử và các cơ quan hành chánh của Pháp.

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu, ở xóm Bến Ngự, ngoài châu thành, nơi đây phần đông các nhà đều vào hạng trung lưu và bình dân. Nhà cụ Phan Bội Châu có thể gọi là tượng trưng cho tinh thần anh dũng của dân tộc, cho truyền thống bất khuất của nhân dân Việt Nam, mặc dù bị kềm hãm trong hoàn cảnh “cá chậu, chim lồng”.

Nhà cụ lợp bằng tranh, ở giữa một xóm nhà tranh, và cao ráo khoáng đãng, tiền của đồng bào toàn quốc khắp ba kì, tự động đóng góp, chứng tỏ lòng nhiệt thành chiêm ngưỡng của đồng bào sùng bái cụ. [...]

Cụ sống cuộc đời thanh bạch và nhàn hạ, chỉ giao du với các bạn đồng chí già, và cũng rất mến bạn trẻ, lao động, trí thức, sinh viên, học sinh ở Huế và khắp Bắc Trung Nam. [...]

Thế hệ thanh niên của Tuấn rất hãnh diện có được một vị thần sống như thế để sùng bái, để thờ. Cho nên, những bạn bè của Tuấn và Tuấn đều triệt để tuân theo những lời giáo huấn của cụ, say mê đọc các thi văn của cụ, coi những bài, những sách của cụ viết ra như những lời châu ngọc.

Đến Huế ngày đầu tiên, Tuấn đến thăm cụ Phan Bội Châu và sau khi đã được chiêm ngưỡng dung nhan của cụ, được vinh dự hầu chuyện trên ba tiếng đồng hồ với cụ, được cụ hỏi han khuyên bảo, Tuấn được hoàn toàn thoả mãn.

Soạn bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự | Hay nhất Soạn văn  11 Chân trời sáng tạo

Nội dung chính Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

"Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" là một câu chuyện lịch sử về một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Phan Bội Châu là một nhà cách mạng lỗi lạc được bao nhiêu người Việt Nam ngưỡng mộ. Cả cuộc đời của ông sống vì nước vì dân, minh bạch và tao nhã. Chính vì thế, một người thanh niên như Tuấn rất muốn được đến thăm nhà cụ Phan và có thể gặp được cụ. Khi cậu đến gặp cụ Phan thì thấy cụ đang bán gạo cho các bà các cô trong xóm. Được tận mắt thấy cụ Phan, tâm trạng của Tuấn vừa hồi hộp vừa vui mừng.

Ý nghĩa nhan đề Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Ngôi nhà tranh ba gian, cuộc sống và con người của Phan Bội Châu (cùng với hàng loạt sự kiện, nhân vật khác) được thuật lại một cách vô tư, khách quan và chân thật, cho thấy những sự kiện, biến đổi phi thường về lịch sử, xã hội... trong đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam từ năm 1900 đến nay.

Giá trị nội dung Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

"Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" là một câu chuyện lịch sử về một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cụ Phan Bội Châu đối với dân tộc Việt Nam, cũng như sự nỗ lực của ông trong việc giáo dục, truyền đạt tinh thần đấu tranh cho thế hệ sau.

Giá trị nghệ thuật Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Bút pháp hiện thực sắc sảo. Các nhà văn không đơn thuần kể lại mà còn là những nhà báo ghi chép lại những sự thật ở đời. Giúp cho người đọc có cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng xã hội đương thời.

Xem thêm các bài Soạn Bố cục Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bố cục Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét

Bố cục Gai

Bố cục Tôi đã học tập như thế nào?

Bố cục Nhớ con sông quê hương

Bố cục Xà bông con vịt

1 735 23/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: