Bố cục Lính đảo hát tình ca trên đảo hay, chính xác nhất - Cánh diều

Với Bố cục Lính đảo hát tình ca trên đảo Ngữ văn lớp 10 hay, chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Lính đảo hát tình ca trên đảo từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.

1 2,770 12/10/2023
Tải về


Bố cục Lính đảo hát tình ca trên đảo - Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

A. Bố cục Lính đảo hát tình ca trên đảo

- Đoạn 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.

- Đoạn 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

B. Nội dung chính Lính đảo hát tình ca trên đảo

Tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ

C. Tóm tắt Lính đảo hát tình ca trên đảo

Tóm tắt Lính đảo hát tình ca trên đảo (mẫu 1)

Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết "người thương" ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.

Tóm tắt Lính đảo hát tình ca trên đảo hay, ngắn nhất | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

D. Tác giả, tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo

I. Tác giả

Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa) - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

- Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 24-4-1958 tại Tỉnh Hải Dương, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.

- Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ". Ông cũng là một nhà văn và một nhà báo. Ông giữ chức vụ biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình của kênh VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Nhà thơ Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sơm, năm 8 tuổi ông đã có một số sáng tác được in trên báo. Năm 10 tuổi, ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề "Từ góc sân nhà em "(1968). Cũng trong năm 1968, ông đã cho ra mắt tập thơ thứ hai là "Góc sân và khoảng trời" do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Trong đó, bài thơ "Hạt gạo làng ta" sáng tác năm 1968, là bài thơ phổ biến nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài Thơ này đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm 1971, bài hát được rất nhiều người yêu thích, nhất là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Năm 10 tuổi, nhà thơ Trần Đăng Khoa là người đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" trong bài thơ "Ta đi tới" của nhà thơ Tố Hữu , thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" . Điều này đã làm cho giới văn học Việt Nam một phen ngỡ ngàng.

- Thành tích:

+ Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong các năm 1968, 1969, 19711

+ Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982

+ Giải thưởng Nhà nước năm 2000

- Trần Đăng Khoa sáng tác không nhiều, những tác phẩm nổi bật của ông như:

+ Từ góc sân nhà em, 1968.

+ Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới

+ Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.

+ Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.

II. Tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)

1. Thể loại: Thể thơ Tự do

2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả

3. Nội dung chính tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)

Tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ

Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa) - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

4. Bố cục tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Chia văn bản thành 2 đoạn

- Đoạn 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo.

- Đoạn 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.

5. Giá trị nội dung tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)

- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sự lạc quan vui tươi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của những người lính trên đảo.

- Tình cảm xót thương trước hiện thực khó khăn, thiếu thốn của những người lính ngoài đảo xa

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)

- Thể thơ tự do vui tươi, rộn ràng, tạo không khí trẻ trung sôi nổi

- Giọng thơ hào hứng, say mê

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)

1. Giới thiệu về những người lính trên đảo

* Hoàn cảnh

- Sự đặc biệt của sân khấu: đá san hô kê lên thành sân khấu; Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà

=> Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.

* Ngoại hình

- Chi tiết thể hiện ngoại hình của người lính đảo:

+Mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc

=> Ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.

* Phẩm chất, tính cách

- Sân khấu biểu diễn sơ sài, đơn giản.

- Diễn viên, khán giả của màn biểu diễn là một – những người lính đảo

=> Họ tự tạo cho nhau việc làm, tạo niềm vui giải trí với nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.

- Khung cảnh biểu đảo, gió cát, sóng to dữ dội vài giờ xuất hiện nơi đây khiến người ta chỉ muốn chạy trốn

- Nhưng những người lính đảo lại lạc quan đương đầu với nó, tự tạo niềm vui cho mình.

=> Họ là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.

2. Bản tình ca của những người lính đảo

- Điều đặc biệt ở bản tình ca của lính đảo:

+ Có giai điệu ngang tàn như gió biển, lời ca toàn những nhớ nhung và yêu thương.

+ Lời hát của họ rì rào trong không gian, như những tiếng vỏ ốc vang vọng ngoài biển khơi.

+Lời hát của họ giống như một câu chuyện kể dịu êm với những điều lãng mạn: đêm trang, hàng cây xanh, tay nắm tay.

- Nghệ thuật:

+ Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn

+ Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời

+ Điệp cấu trúc: Nào hát lên/ Rằng...

=> Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.

E. Đọc tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo

Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa

Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng
Đá củ đậu bay như lũ chim hoang
Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu
Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…

Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc
Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau

Những lúc vui cứ gọi đùa sư cụ
Là bà con xa với bụt ốc đây mà
Thôi lặng yên nghe. Có gì đang sóng sánh
Hoá ra là sư cụ hát tình ca

Cái giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhình nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như đảo đá cất thành lời…

Rằng có đêm trăng dắt em đi dạo
Gương mặt em dịu dàng. Hàng cây cũng tươi xinh
Mở mắt chung chiêng nghe lưng trời sóng vỗ
Và tay mình lại nắm lấy tay mình

Người yêu chúng anh ơi, các em ở phương nào?
Các em cao hay lùn? Có trời mà biết được
Bóng dáng nào sẽ đến với chúng anh?
Trông bốn phía chỉ âm u mây nước

Nào hát lên cho mấy nước biết
Rằng chúng ta là những con người
Yêu em thủy chung hơn muối mặn
Dù thư tình chưa biết gửi cho ai…

Nào hát lên cho đêm tối biết
Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây
Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió
Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này

Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót
Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau
Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế
Ồ, hoá ra toàn những đá trọc đầu…

F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo

Nhan đề “Lính đảo hát tình ca trên đảo” góp phần thể hiện cuộc sống của những người chiến sĩ ở huyện đảo Trường Sa gắn liền với biển đảo, nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng khơi, góp phần giữ gìn sự yên bình cho Tổ quốc.

Nhan đề cùng với những ảnh hình, chi tiết, nhân vật trong bài thơ chính là một phần hiện thực cuộc sống của người lính đảo.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 10 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Đi trong hương tràm

Bố cục Mùa hoa mận

Bố cục Bản sắc là hành trang

Bố cục Gió thanh lay động cành cô trúc

Bố cục Đừng gây tổn thương

1 2,770 12/10/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: