Bố cục Chiếu dời đô (Cánh diều) chính xác nhất

Với Bố cục Chiếu dời đô Ngữ văn lớp 8 hay, chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Chiếu dời đô từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

1 513 13/12/2023


Bố cục Chiếu dời đô

- Bố cục của bài chiếu:

- Phần 1 (từ đầu… “không thể không dời đổi”): Lí do dời đô.

- Phần 2: (tiếp theo… “đế vương muôn đời”): Lí do chọn Đại La làm kinh đô.

- Phần 3: (Phần còn lại): Quyết định dời đô.

Chiếu dời đô - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Cánh diều

Đọc tác phẩm Chiếu dời đô

Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.

Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô.

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ thời Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; đã đúng ngôi nam, bắc, đông, tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi; địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng, dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa; thật là nơi tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là chốn kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?

Nội dung chính Chiếu dời đô

Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

Soạn bài Chiếu dời đô | Hay nhất Soạn văn 8 Cánh diều

Tóm tắt Chiếu dời đô

Lịch sử Trung Quốc chứng minh các triều đại vì muốn đất nước được hưng thịnh nên đã quyết định dời đô.Còn ở nước ta,nhà Đinh và nhà Lê tầm nhìn hạn hẹp,không theo ý trời - không chịu đổi dời nên vận nước ngắn hạn,nhân dân lầm than.Trước những bài học của các thế hệ đi trước đó, Lí Công Uẩn muốn dời đô để giúp đất nước hùng mạnh và phát triển hơn. Vì vậy, ông đã đưa ra ý muốn của mình và hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La -xét về mọi mặt,mọi phương diện địa lí, lịch sử thì Đại La là chốn tụ hội trọng điểm của đất nước. Lí Công Uẩn cho thấy việc rời đô là đúng đắn.

Ý nghĩa nhan đề Chiếu dời đô

- Nguyên văn chữ Hán nhan đề: Thiên đô chiếu

→ Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quần thần hoặc toàn dân. Chiếu dời đô thể hiện ý chí tự cường của dân tộc, khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, mở ra một thời kì hưng thịnh của đất nước.

Giá trị nội dung Chiếu dời đô

- Văn bản đã phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Giá trị nghệ thuật Chiếu dời đô

- Là áng văn chính luận đặc sắc, viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén với dẫn chứng thuyết phục, hợp tình, hợp lí.

Xem thêm các bài Soạn Bố cục Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 513 13/12/2023