Bố cục Trong mắt trẻ (Cánh diều) chính xác nhất

Với Bố cục Trong mắt trẻ Ngữ văn lớp 8 hay, chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Trong mắt trẻ từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

1 588 13/12/2023


Bố cục Trong mắt trẻ

- Phần 1 (từ đầu đến “lễ độ đến vậy…”): Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ của mình

- Phần 2 (tiếp đến “hoàng tử bé […]”): Cuộc gặp gỡ bất ngờ với cậu bé

- Phần 3 (còn lại): Suy nghĩ của anh phi công sau nhiều năm khi cậu bé đã trở lại hành tinh của mình

Soạn bài Trong mắt trẻ | Hay nhất Soạn văn 8 Cánh diều

Đọc tác phẩm Trong mắt trẻ

I

Hồi lên sáu tuổi, có lần tôi thấy một hình ảnh lộng lẫy trong một cuốn sách viết về rừng hoang, tựa là Những chuyện từng trải. Nó vẽ một con trăn đang nuốt chửng một con mãnh thú. Bức tranh đó tôi vẽ lại ở đây.

Sách viết rằng: “Những con trăn này nuốt chửng lấy con mồi mà chẳng cần nhai. Sau đó, chúng nằm ườn ra ngủ suốt sáu tháng trời để tiêu hóa cho hết con mồi”.

Từ đó, tôi hay tưởng tượng về những chuyến thám hiểm trong rừng sâu, và cuối cùng, với cây chì màu, tôi đã vẽ được một bức tranh cho chính mình. Bức tranh số 1. Nó như thế này:

Tôi đem khoe tuyệt tác của mình cho người lớn xem và hỏi họ có sợ không. Vậy mà họ bảo: “Một cái mũ thì có gì đáng sợ?”.

Tôi nào có vẽ cái mũ. Đó là một con trăn đang ăn thịt một con voi đấy chứ. Đành phải vẽ cả bên trong bụng con trăng cho người lớn hiểu. Họ lúc nào cũng cần phải được giải thích. Và rồi bức tranh số 2 ra đời:

Người lớn lại khuyên tôi quên những con trăn bụng đóng hay bụng mở đi, mà nên tập trung vào học Địa lí, Lịch sử, làm tính và ngữ pháp. Xem như tôi từ bỏ sự nghiệp hoạ sĩ rực rỡ từ dạo ấy, khi chỉ vừa sáu tuổi. Bức tranh số 1 rồi bức tranh số 2 lần lượt thất bại đã làm tôi nản lòng. Người lớn có bao giờ tự mình hiểu được chuyện gì đâu, và thật là mệt cho trẻ con lúc nào cũng cứ phải giải thích cho họ....

Lớn lên tôi phải chọn một nghề khác và đã học làm phi công. Tôi đã bay gần như cùng trời cuối đất. Và quả thật là môn Địa lí lúc bấy giờ đã phát huy tác dụng. Chỉ cần nhìn loáng một cái, tôi đã nhận ra ngay nước Trung Hoa hay là vùng A-ri-dô-na (Arizona). Điều đó thật có ích, nếu người ta lỡ lạc hướng bay vào ban đêm.

Cứ như thế tôi đã lớn lên, đã gặp vô khối những người lớn nghiêm túc. Tôi đã nhiều lần sống cùng với họ. Tôi từng nhìn họ rất gần. Điều đó vẫn không làm tôi nghĩ khác đi gì mấy.

Mỗi lần gặp ai có vẻ sáng láng một chút, tôi lại thử đưa cho họ xem bức tranh số 1 mà tôi luôn mang theo bên người. Tôi muốn biết phải chăng họ thật sự thông hiểu. Nhưng ai cũng phán: “Đây là cái mũ.”. Thôi thì tôi khỏi bàn đến những con trăn khổng lồ, khỏi cánh rừng hoang sơ, và khỏi cả sao trời. Tôi hạ mình xuống ngang tầm của họ. Tôi cùng họ khảo chuyện chơi bài, chuyện đánh gôn, chuyện chính trị, chuyện cra-vát. Và người lớn ấy thật hài lòng vì đã gặp một con người lễ độ đến vậy...

II

Tôi đã sống cô độc như thế, không có ai thật sự đáng nói chuyện, cho đến khi xảy ra một tai nạn trên sa mạc Sa-ha-ra (Sahara), cách đây sáu năm. Có gì đó bị vỡ trong động cơ. Và vì bên cạnh chẳng có ai, thợ máy không, hành khách cũng không, tôi đành tự mình xoay xở với công việc sửa chữa nhọc nhằn này. Với tôi, đó là chuyện sống còn. Tôi chỉ còn đủ nước uống cho tám ngày.

Đêm đầu tiên, tôi đã thiếp đi trên cát, giữa chốn hoang vu hiu quạnh không một bóng người. Tôi còn cô độc hơn cả một kẻ đắm tàu lênh đênh giữa đại dương mênh mông. Thế nên các bạn nghĩ xem tôi ngạc nhiên đến nhường nào, khi trời vừa hửng sáng, có một giọng nói lạ kì đã đánh thức tôi dậy. Có ai đó gọi tôi:

−Chú ơi! Làm ơn vẽ giùm cháu một con cừu!

- Ha?

– Nhờ chú vẽ giùm cháu một con cừu...

Tôi giật bắn người dậy như bị sét đánh. Tôi dụi mắt rồi nhìn lại. Trước mặt là một cậu bé dáng vẻ rất lạ thường đang nhìn tôi chăm chú. Dưới đây là bức chân dung đẹp nhất mà sau này tôi vẽ lại được về cậu. Nói thế nhưng bức vẽ của tôi so với cậu ngoài đời thì hãy còn thua xa lắm. Tuyệt nhiên đỏ không phải do lỗi của tôi. Người lớn đã làm tôi nàn chí trong sự nghiệp hội hoạ tận từ độ sáu tuổi, và tôi nào có học vẽ gì khác ngoài những con trăn bụng đóng và trăn bụng mở đâu.

Tôi tròn mắt sững sờ nhìn cậu bé mới xuất hiện. Đừng quên rằng tôi đang ở giữa chốn hoang vu quạnh quẽ không một bóng người. Thế mà anh bạn nhỏ của tôi chẳng có vẻ gì là lạc đường hay mệt mỏi, không là người vì đói khát, cũng chẳng hề tỏ ra sợ sệt. Trông cậu không giống một em bé đi lạc giữa sa mạc hoang vu quạnh quẽ không một bóng người. Mãi tôi mới cất được tiếng, và nói với cậu bé:

– Nhưng cháu làm gì ở đây?

Cậu bé lặp lại một cách chậm rãi nhưng hết sức nghiêm túc:

– Chú làm ơn... Vẽ giùm cháu một con cửu...

Khi gặp điều bí hiểm quả sức tưởng tượng, ta không còn biết từ chối làm sao. Chuyện càng khó tin hơn nữa khi giữa chốn hoang liêu quạnh quẽ chết người như thế tôi lại lôi được từ trong túi ra một tờ giấy và một cây bút vẽ. Đến đây tôi mới sực nhớ ra rằng mình chỉ học Địa lí, Lịch sử, làm tính và ngữ pháp, nên bảo anh bạn nhỏ (với thái độ hơi cáu bắn) rằng tôi không biết vẽ. Cậu bé từ tốn nói:

– Không sao cả. Xin vẽ giùm cháu một con cừu.

Vì chưa bao giờ vẽ cửu nên tôi vẽ lại cho cậu một trong hai bức vẽ của tôi. Bức con trăn bụng đóng. Và tôi sửng sốt khi nghe cậu trả lời:

- Không phải! Cháu không muốn một con voi bị trăn nuốt trong bụng. Con trăn rất nguy hiểm, còn con voi thì quá kềnh càng. Ở chỗ cháu rất nhỏ. Cháu muốn có một con cừu. Xin vẽ giùm cháu một con cừu.

Tôi đành vẽ theo ý cậu.

Cậu bé chăm chú quan sát, rồi nói:

– Không được! Con này bị bệnh rồi. Chú vẽ con khác đi.

Tôi lại vẽ.

Anh bạn nhỏ mỉm cười, vẻ rất độ lượng:

— Chú xem này... Đây là con cừu đực mất rồi. Nó có sừng...

Tôi lại vẽ tiếp.

Cậu bé vẫn một mực không chịu:

- Con này già quá. Cháu muốn một con cừu sống được thật lâu.

Đến đây thì tôi không còn đủ kiên nhẫn nữa, vì còn phải sửa gấp cái máy, tôi quẹt nguệch ngoạc vài đường rồi đưa cho cậu bé:

- Đây là cái thùng. Con cửu của cháu ở trong đó.

Nhưng tôi thật không còn tin vào mắt mình nữa khi nhìn thấy vẻ mặt ông quan toà nhỏ rạng rỡ hẳn lên:

– Đây đúng là cái cháu muốn. Chú nghĩ có tốn nhiều có cho con cừu này lắm không?

- Chi vậy?

- Vì ở chỗ cháu rất nhỏ...

- Chắc chắn sẽ đủ mà. Chú chỉ cho cháu con cừu nhỏ xíu.

Cậu bẻ nghiêng đầu ngắm nghía bức tranh:

- Đâu có nhỏ tới vậy... ! Nó ngủ rồi kìa...

Và như thế, tôi đã làm quen với hoàng tử bé. [...]

XXVII

Và bây giờ, dĩ nhiên, đã sáu năm trời trôi qua... Tôi chưa kể cho ai nghe câu chuyện này. Bạn bè khi gặp lại đã rất vui mừng thấy tôi trở về nguyên vẹn. Tôi buồn lắm nhưng bảo với họ: “Mệt quá...”.

Bây giờ, tôi đã phần nào nguôi ngoại. Có nghĩa là... không hoàn toàn thế. Nhưng tôi biết chắc rằng cậu đã trở về hành tinh của mình, bởi vì, bình minh hôm sau tôi đã không còn thấy thân thể của cậu. Một thân thể chẳng nặng nề gì mấy... Và ban đêm tôi thích lắng nghe sao trời. Giống như là năm trăm triệu cái lục lạc...

Nhưng còn có một điều bất thường xảy ra. Cái rọ mõm" tôi vẽ cho hoàng tử bé, tôi đã quên cho nó một cái vòng da. Cậu sẽ không thể nào buộc nó vào mõm con cừu được. Nên tôi tự hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra trên hành tinh của cậu? Có thể là con cừu đã ăn mất bông hoa...".

Lúc này thì tôi tự nhủ: “Chắc chắn không! Hoàng tử bé đêm nào cũng đặt bông hoa trong lồng kính, và cậu trông chừng con cừu rất kĩ..”. Thế là tôi cảm thấy hạnh phúc. Và các ngôi sao đều cười hiền lành.

Lúc khác thì tôi nghĩ bụng: “Người ta cũng có lúc này lúc khác lơ đãng, và chỉ một lần là xong! Hôm nào đó, cậu quên mất cái lồng kính, hay con cừu thoát ra ngoài không một tiếng động giữa đêm khuya...”. Vậy là những chiếc lục lạc lại biến hết cả thành nước mắt...

Đó chính là một nỗi bí hiểm khôn cùng. Với các bạn, những người cũng yêu mến hoàng tử bé, lẫn với tôi, sự thể tỏng khắp vũ trụ này chẳng hề giống nhau, giữa việc ở một chốn nào đó không ai hay, một con cừu nào đó ta không biết, đã có ăn mất một bông hoa hồng hay không…

Hãy ngước nhìn bầu trời! Hãy tự hỏi: “Con cừu đã có ăn mất bông hoa hay không?”. Rồi bạn sẽ thấy tất cả đều thay đổi…

Và không một người lớn nào có thể hiểu được điều đó quan trọng đến thế!

Đối với tôi, đây là quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian. Đó chính là quang cảnh đã thấy trong trang trước, nhưng tôi vẽ nó lại một lần nữa để các bạn nhớ rõ. Chính nơi đây, hoàng tử bé đã xuất hiện trên Trái Đất, rồi sau đó đã biến mất.

Hãy nhìn kĩ quang cảnh này để chắc chắn có thể nhận ra, nếu một ngày nào đó bạn đi du lịch châu Phi, trên sa mạc. Và nếu như bạn có thể ghé ngang qua đó, tôi xin bạn đừng vội vã, hãy cố đợi một chút ngay phía dưới ngôi sao! Nếu khi ấy có một cậu bé đi về phía bạn, nếu cậu cười, nếu cậu có mái tóc vàng, óng, nếu cậu không trả lời khi người ta hỏi cậu, bạn sẽ đoán ra ngay đó là ai. Khi ấy xin hãy giúp tôi! Đừng để tôi buồn đến vậy: hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại…

Bố cục Trong mắt trẻ (Cánh diều) chính xác nhất (ảnh 1)

Nội dung chính Trong mắt trẻ

Văn bản đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Đồng thời qua văn bản tác giả muốn gửi gắm thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương.

Tóm tắt Trong mắt trẻ

Nhân vật “tôi” trải qua một sự cố máy bay đáng sợ, bị cuốn vào một môi trường cô đơn và sa mạc hoang vu. Tại đó, anh phải đối mặt với sự cô đơn và hoang tàn của môi trường xung quanh. Cuộc sống trên sa mạc là một thử thách lớn đối với bất kỳ ai, và sự cô đơn thêm vào đó khiến tâm hồn anh trở nên đau đớn. Thế nhưng, điều không thể tin nổi xảy ra: hoàng tử bé xuất hiện bất ngờ giữa sa mạc. Sự hiện diện của cậu bé là một điều kỳ diệu và đầy bí ẩn. Không ai có thể ngờ rằng giữa cảnh hoang vu ấy lại có một vị khách không mời đã đến. Điều này đã khiến nhân vật “tôi” không khỏi ngạc nhiên và thắc mắc về nguồn gốc và mục đích của hoàng tử bé. Hơn nữa, hoàng tử bé có khả năng đặc biệt: anh ta có thể xem và hiểu những bức tranh mà nhân vật “tôi” đã vẽ. Điều này là điều tuyệt vời và quý báu. Hoàng tử bé nhìn vào các bức tranh không chỉ để nhận biết hình ảnh, mà còn để nhìn thấy những điều ẩn chứa bên trong đó, điều mà phần lớn mọi người không thể nhìn thấy. Cuộc gặp gỡ này trong bối cảnh cô đơn và khó khăn khiến sự kết nối giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Sự đồng điệu trong tâm hồn, sự chia sẻ những khó khăn và niềm tin cùng lớn mạnh trong tình bạn giữa họ. Trong những thời điểm khó khăn, khi cảm thấy mệt mỏi và tuyệt vọng, hoàng tử bé đã trở thành người bạn đáng tin cậy, người luôn hiểu và đồng cảm với nhân vật “tôi”.

Ý nghĩa nhan đề Trong mắt trẻ

“Tác phẩm ‘Hoàng tử bé’ của Antoine De Saint-Expéry, một tác giả người Pháp, là một kiệt tác văn học. Nó kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa một cậu bé đến từ một hành tinh khác và một phi công gặp nạn trên sa mạc. Trong đó, đoạn trích ‘Trong mắt trẻ’ bao gồm chương một, chương hai và chương hai mươi bảy là nổi bật. Tác giả bắt đầu bằng việc nhấn mạnh rằng ý thức về đồ vật có thể thay đổi theo từng người qua việc kể về tranh thơ ấu của mình. Rõ ràng tác giả muốn chỉ ra sự khác biệt giữa cách nhìn của trẻ em và người lớn. Chương hai đưa ra cuộc gặp gỡ định mệnh giữa nhân vật “tôi” và Hoàng tử bé. Hoàng tử bé có cái nhìn sâu sắc hơn về bức tranh số 1 của nhân vật “tôi”, vượt xa vẻ bề ngoài của nó. Đây cũng là lúc tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ. Kết thúc của câu chuyện đầy bí ẩn, để người đọc tự do diễn đoạn tiếp theo. Tác giả lưu luyến sự ra đi của Hoàng tử bé và không xem nhẹ nỗi đau sâu sắc trong tình bạn của họ.”

Giá trị nội dung Trong mắt trẻ

Tác phẩm này thể hiện cái nhìn sáng tạo sâu sắc của những người trẻ, sự quan trọng của hội họa và trí tưởng tượng cùng với đó là sự đối mặt của con người đối với sự thật mất mát đi người thân yêu của mình. Nhưng qua đó cũng thể hiện rằng họ sẽ càng trân trọng và yêu quý người mình yêu hơn.

Giá trị nghệ thuật Trong mắt trẻ

Sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn. Bên cạnh lời kể, văn bản còn sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem. Các bức tranh giúp người xem dễ hình hình dung về nội dung câu chuyện.

Xem thêm các bài Soạn Bố cục Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

1 588 13/12/2023