Bằng kiến thức đã học, hãy sưu tầm các tư liệu để tìm hiểu về đô thị hoá ở Việt Nam

Trả lời Luyện tập 4 trang 24-25 Chuyên đề Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10.

1 1091 lượt xem


Giải Chuyên đề Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Phần 3: Đô thị hoá ở các nước đang phát triển

Luyện tập 4 trang 24-25 Chuyên đề Địa lí 10: Bằng kiến thức đã học, hãy sưu tầm các tư liệu để tìm hiểu về đô thị hoá ở Việt Nam với các nội dung sau đây:

- Đặc điểm đô thị hoá (tìm hiểu về lịch sử đô thị hoá, tỉ lệ dân thành thị, quy mô đô thị, chức năng đô thị, lối sống đô thị).

- Xu hướng đô thị hoá.

- Tác động đô thị hoá (tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường).

Trả lời:

* Yêu cầu số 1: Đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam:

- Lịch sử đô thị hoá: xuất hiện khá muộn so với các nước trên thế giới và các đô thị cổ sau khi hình thành cũng không có sự phát triển liên tục mà thường thăng trầm gắn với sự thay đổi địa điểm kinh đô của các triều đại khác nhau.

- Tỉ lệ dân thành thị: Tuy có sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng dân số đô thị nhưng tỷ trọng dân số đô thị của nước ta hiện vẫn ở mức rất thấp so với các nước phát triển trên thế giới cũng như so với các nước trong khu vực.

- Quy mô đô thị: Số đô thị của cả nước đã tăng lên con số 833 tính đến tháng 6 tháng đầu năm 2020, bao gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 88 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V

- Chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp về hành chính (thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh), kinh tế - văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục,…

- Lối sống đô thị ngày càng rõ nét tuy nhiên sự chênh lệch

* Yêu cầu số 2: Xu hướng đô thị hoá ở Việt Nam: ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô và chất lượng đô thị. Quy hoạch đô thị đồng bộ, hình thành các đô thị vệ tinh

* Yêu cầu số 3: Tác động đô thị hoá:

- Tác động tích cực:

+ Thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

+ Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, cải thiện tình trạng đói nghèo.

+ Lối sống của dân cư ở khu vực nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt.

- Tác động tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí)

+ Mất cân đối lực lượng lao động, trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn.

+ Thiếu nhà ở ở đô thị gây khó khăn cho quản lí đô thị, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

+ Thành thị chịu áp lực nhiều vấn đề như việc làm, cơ sở hạ tầng quá tải, an ninh không được đảm bảo, gia tăng tệ nạn xã hội,…

1 1091 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: