Chuyên đề Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu

Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 1: Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 10 CTST Phần 1.

1 23,975 10/02/2023
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 1: Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu

Mở đầu trang 5 Chuyên đề Địa lí 10: Vậy khí hậu toàn cầu đang biến đổi ra sao? Nguyên nhân do đâu và con người có thể ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào?

Trả lời:

* Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu:

­- Nhiệt độ Trái Đất tăng:

+ Nhiệt độ trung bình trên thế giới đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng kể từ khi bắt đầu thời kì Cách mạng công nghiệp.

+ Trong 100 năm từ 1906 - 2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74oC. Thập kỉ 2011 - 2020 là thập kỉ nóng nhất trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu.

- Biến động về lượng mưa:

+ Lượng mưa có xu hướng tăng ở quy mô toàn cầu, trong đó lượng mưa ở bán cầu Nam tăng nhiều hơn bán cầu Bắc. Lượng mưa tăng lên ở các đới phía bắc vĩ độ 30oB trở lên và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới.

+ Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu hướng giảm

- Mực nước biển dâng:

+Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,8 mm/năm trong thời kì 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn trung bình 3,1 mm/năm trong thời kì 1993 - 2003.

+ Nguyên nhân là do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do băng lục địa tan.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy, hạn hán,... đang có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn, bất thường hơn với cường độ lớn hơn và phạm vi ảnh hưởng rộng, gây nên những thiệt hại đáng kể cho các quốc gia.

* Nguyên dân gây ra đổi khí hậu toàn cầu:

- Nguyên nhân tự nhiên:

+ Bên ngoài: chu kì phát xạ khác nhau của Mặt Trời

+ Bên trong: các thời kì địa chất, thay đổi độ nghiêng quỹ đạo và thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời, tự quay quanh trục của Trái Đất, các dòng hải lưu

- Tác động của con người: các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí của con người, đặc biệt là việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch cũng như các tài nguyên khác như đất và rừng, đã làm gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong bầu khí quyển.

* Các biện pháp để con người có thể ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Kiểm kê khí thải nhà kính trong năm lĩnh vực như năng lượng (bao gồm giao thông vận tải), công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, chất thải

+ Bảo vệ tự nhiên: khôi phục và tăng cường chức năng của các hệ thống tự nhiên

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo

- Thích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ: bảo vệ, chống nắng cho con người và vật nuôi trước điều kiện khí hậu thay đổi

+ Giải pháp thích ứng trước sự thay đổi thất thường của lượng mưa: quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên

+ Giải pháp thích ứng với mực nước biển dâng: trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng các tuyến đê, công trình thuỷ lợi, chuyển đổi tập quán canh tác, các biện pháp di dời từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa.

+ Giải pháp vi mô: mang tính chất địa phương như trồng một loại cây phù hợp, xây dựng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về biến đổi khí hậu,...

+ Giải pháp vĩ mô: mang tính chất quốc gia như xây dựng hệ thống đê kè biển chống lại tác động của sóng biển và mực nước biển dâng cao, đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu, hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,...

+ Giải pháp đối với từng ngành kinh tế: trong nông nghiệp thay đổi kĩ thuật canh tác, đa dạng hoá giống cây trồng, áp dụng bảo hiểm nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu,... Trong lâm nghiệp khuyến khích kết hợp nông - lâm, mở rộng diện tích rừng.                                                         

+ Giải pháp ngắn hạn và dài hạn: nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng thời phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.

1. Khái niệm

Câu hỏi trang 5 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào hình 1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Trình bày khái niệm của biến đổi khí hậu.

- Nhận xét sự thay đổi của khí hậu Trái Đất từ năm 500 đến năm 2000.

Chuyên đề Địa lí 10 Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Khái niệm biến đổi khí hậu: là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn.

- Nhận xét sự thay đổi của khí hậu Trái Đất từ năm 500 đến năm 2000: từ năm 500 đến năm 2000 khí hậu Trái Đất có sự biến động:

+ Từ năm 500 đến năm 1000 nhiệt độ của Trái Đất dao động trong khoảng từ -0,4oC đến 0,2oC

+ Từ năm 1000 đến năm 1500 nhiệt độ của Trái Đất xuống thấp, dao động trong khoảng từ -0,7oC đến 0oC

+ Giai đoạn từ năm 1500 đến năm 2000 nhiệt độ của Trái Đất xuống thấp nhất, dao động trong khoảng -0,8oC đến -0,2oC. Riêng khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 2000 nhiệt độ Trái Đất tăng vọt lên, dao động trong khoảng 0,1oC đến 0,5oC

2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu

Câu hỏi trang 5 Chuyên đề Địa lí 10Dựa vào hình 2, hình 3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày các biểu hiện của biến đổi khí hậu.

Chuyên đề Địa lí 10 Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chuyên đề Địa lí 10 Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Nhiệt độ Trái Đất tăng:

+ Nhiệt độ trung bình trên thế giới đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng kể từ khi bắt đầu thời kì Cách mạng công nghiệp.

+ Trong 100 năm từ 1906 - 2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74oC. Thập kỉ 2011 - 2020 là thập kỉ nóng nhất trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu.

- Biến động về lượng mưa:

+ Lượng mưa có xu hướng tăng ở quy mô toàn cầu, trong đó lượng mưa ở bán cầu Nam tăng nhiều hơn bán cầu Bắc. Lượng mưa tăng lên ở các đới phía bắc vĩ độ 30oB trở lên và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới.

+ Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu hướng giảm

- Mực nước biển dâng:

+Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,8 mm/năm trong thời kì 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn trung bình 3,1 mm/năm trong thời kì 1993 - 2003.

+ Nguyên nhân là do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do băng lục địa tan.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy, hạn hán,... đang có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn, bất thường hơn với cường độ lớn hơn và phạm vi ảnh hưởng rộng, gây nên những thiệt hại đáng kể cho các quốc gia.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

II. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

III. Tác động của biến đổi khí hậu

IV. Ứng phó với biến đổi khí hậu

I. Khái niệm

II. Đô thị hoá ở các nước phát triển

1 23,975 10/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: