Chuyên đề Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) Ứng phó với biến đổi khí hậu

Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 4: Ứng phó với biến đổi khí hậu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 10 CTST Phần 4.

1 14357 lượt xem
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 4: Ứng phó với biến đổi khí hậu

Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Địa lí 10Dựa vào hình 5 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phân biệt các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Cho biết bản thân em có thể làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trả lời:

* Yêu cầu số 1: Phải ứng phó với biến đổi khí hậu vì:

- Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu tác động lên tất cả các quốc gia.

- Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một tình huống khẩn cấp.

=> Thế giới cần hành động ngay hôm nay để thay đổi tình hình, tránh nguy cơ thảm hoạ khí hậu của thế kỉ XXI cho các thế hệ tương lai.

* Yêu cầu số 2: Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu gồm:

- Nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

+ Kiểm kê khí thải nhà kính trong năm lĩnh vực như năng lượng (bao gồm giao thông vận tải), công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, chất thải

+ Bảo vệ tự nhiên: khôi phục và tăng cường chức năng của các hệ thống tự nhiên

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo

- Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ: bảo vệ, chống nắng cho con người và vật nuôi trước điều kiện khí hậu thay đổi

+ Giải pháp thích ứng trước sự thay đổi thất thường của lượng mưa: quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên

+ Giải pháp thích ứng với mực nước biển dâng: trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng các tuyến đê, công trình thuỷ lợi, chuyển đổi tập quán canh tác, các biện pháp di dời từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa.

+ Giải pháp vi mô: mang tính chất địa phương như trồng một loại cây phù hợp, xây dựng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về biến đổi khí hậu,...

+ Giải pháp vĩ mô: mang tính chất quốc gia như xây dựng hệ thống đê kè biển chống lại tác động của sóng biển và mực nước biển dâng cao, đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu, hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,...

+ Giải pháp đối với từng ngành kinh tế: trong nông nghiệp thay đổi kĩ thuật canh tác, đa dạng hoá giống cây trồng, áp dụng bảo hiểm nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu,... Trong lâm nghiệp khuyến khích kết hợp nông - lâm, mở rộng diện tích rừng.

+ Giải pháp ngắn hạn và dài hạn: nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng thời phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.

* Yêu cầu số 3: Bản thân em có thể làm một số việc sau để ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Sử dụng tiết kiệm nước sạch và điện

- Hạn chế sử dụng túi ni lông, các sản phẩm từ nhựa dùng một lần, tích cực sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường

- Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe buýt đi học.

Luyện tập 1 trang 12 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy tìm mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính.

Trả lời:

- Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính: hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu hiện nay.

Luyện tập 2 trang 12 Chuyên đề Địa lí 10: Em hãy lập sơ đồ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trả lời:

(*) Sơ đồ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chuyên đề Địa lí 10 Ứng phó với biến đổi khí hậu – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vận dụng trang 12 Chuyên đề Địa lí 10Em hãy thu thập thông tin về những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Trả lời:

(*) Thông tin về: Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam:

- Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường: hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta.

- Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân.

- Nhìn lại năm 2016 và đầu năm 2017 sẽ thấy tính bất thường của thời tiết ngày càng gay gắt, xảy ra trên khắp cả nước. Cụ thể với mùa khô 2016, nhiều nơi ở miền Nam và miền Trung khô hạn do lượng mưa thiếu hụt từ 30 - 40%, lượng dòng chảy trên các sông nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn đến sớm hơn 1 tháng ở các vùng cửa sông miền Trung và đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nơi mặn đã vào sâu 80 - 100 km hoặc hơn, bà con nông dân điêu đứng vì hạn mặn, thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất rất nghiêm trọng.

- Ở miền Trung mưa lũ đến muộn nhưng lại dồn dập, lũ chồng lũ kéo dài nhiều ngày vào những tháng cuối năm 2016, gây thiệt hại lớn về tài sản và người. Miền Bắc đợt rét đầu tiên đến sớm so với bình thường, tuy nhiên người dân lại ít cảm nhận được không khí lạnh của mùa đông, do xen kẽ các đợt lạnh lại có những ngày nhiệt độ khá cao gây tiết trời oi nóng.

- Trong mùa khô 2016 - 2017, Nam Bộ cũng như Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số trận mưa trái mùa với lượng lớn, số ngày xuất hiện mưa và tổng lượng mưa các tháng trong mùa khô cũng vượt trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Mưa trái mùa gây thiệt hại cho sản xuất vụ đông xuân cũng như hoa màu cây trái. Theo chuyên gia dự báo khí tượng, có nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn do BĐKH đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên. Chuyên gia dự báo khí tượng cho biết, hiện nay thời tiết đang ở giai đoạn trung tính và có xu hướng nhích sang El Nino (thường gắn với hiện tượng khô hạn) nên mùa mưa ở Nam Bộ đã đến sớm hơn trung bình nhiều năm.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

I. Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu

II. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

III. Tác động của biến đổi khí hậu

I. Khái niệm

II. Đô thị hoá ở các nước phát triển

1 14357 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: