Bạn S thắc mắc: Quan niệm đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm liệu có phù hợp với nguyên tắc

Trả lời Câu hỏi trang 22 Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10.

1 161 lượt xem


Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 3: Gia đình

Câu hỏi trang 22 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy giúp bạn

a) Bạn S thắc mắc: Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" liệu có phù hợp với nguyên tắc vợ chồng bình đãng trong quan hệ gia đình không?

Em sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này như thế nào?

b) N khoe với bạn T là nhà mình được nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá". Bạn T nói: Gia đình giảu có, nhiều tiền mới đáng hãnh diện.

Nếu em là N, em sẽ nói như thế nào với T?

c) Bạn K hỏi: Trong trường hợp cha mẹ khi về già muốn ăn uống, sinh hoạt riêng nhưng lại mong muốn ở cùng con cháu để lúc khoẻ thì trông nom các cháu, lúc ốm đau thì có con cháu ở bên là đúng hay sai?

Em sẽ giúp A giải đáp câu hỏi này như thế nào?

Trả lời:

- Trường hợp a)

+ Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” hiện nay không còn phù hợp với nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình nữa. Người ta thường nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” bắt nguồn từ quan niệm trọng nam, khinh nữ, coi đàn ông là chủ gia đình, còn người vợ chỉ là thứ yếu, hàm ý đàn ông thường đảm đương những công việc khó khăn, nặng nhọc bên ngoài xã hội, còn phụ nữ chủ yếu là lo quán xuyến việc nhà, dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, việc giữ gìn, vun đắp tổ ấm là trách nhiệm chung của các thành viên chứ không chỉ riêng gì người phụ nữ. Ngày nay, pháp luật nước ta quy đinh về bình đẳng giới như sau “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó".

+ Như vậy, nam giới cũng cần có trách nhiệm "xây tổ ấm", còn người phụ nữ cũng cần có trách nhiệm "xây nhà". Không ai có đặc quyền và nghĩa vụ chỉ làm cái này mà không làm cái kia. Mỗi người đều phải cùng nhau "xây nhà" và "xây tổ ấm".

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

- Trường hợp b) Nếu em là N, em sẽ nói với T rằng: Một gia đình giàu có, nhiều tiền mà các thành viên trong gia đình không quan tâm, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau thì không phải là một gia đình hạnh phúc và không đáng hãnh diện. Còn nếu trở thành một gia đình văn hóa sẽ góp phần rất quan trọng trong hình thành những con người văn minh, sống có đạo đức, và chính những con người đó sẽ đem lại hạnh phúc và phát triển bền vững cho gia đình. Hơn nữa, gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bền vững thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ. Vì vậy, danh hiệu gia đình văn hóa rất đáng tự hào và hãnh diện.

- Trường hợp c) Theo em, trường hợp cha mẹ khi về già muốn ăn uống, sinh hoạt riêng nhưng lại mong muốn ở cùng con cháu để lúc khỏe thì trông nom các cháu, lúc ốm đau thì có con cháu ở bên là đúng vì cha mẹ hoàn toàn có quyền quyết định việc ăn uống, sinh hoạt của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này cha mẹ vẫn muốn ở cùng con cháu để thực hiện trách nhiệm của ông bà và để con cháu thực hiện trách nhiệm của mình khi ông bà ốm đau.

1 161 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: