Từ một vấn đề được lựa chọn ở bài tập 2, hãy viết các đoạn văn thể hiện những nhận định, đánh giá và nội dung thông tin mà em đã tìm hiểu
Trả lời Bài tập thực hành 3 (trang 22 chuyên đề Ngữ văn 10) sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10.
Giải Chuyên đề Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian (trang 19)
Bài tập thực hành 3 (trang 22 chuyên đề Ngữ văn 10): Từ một vấn đề được lựa chọn ở bài tập 2, hãy viết các đoạn văn thể hiện những nhận định, đánh giá và nội dung thông tin mà em đã tìm hiểu được.
Trả lời:
Sử thi anh hùng là những áng văn tự sự (văn xuôi hoạc văn vần) có qui mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những người anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách, biết hi sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ cho cộng đồng. Để hiểu rõ thêm về thể loại sử thi bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về vẻ đẹp của nó.
Trong sử thi anh hùng, nhân vật anh hùng đại diện cho toàn thể cộng đồng về mọi phương diện. Nội dung ấy khiến cho hình tượng người anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu tượng cao hơn. Nhân vật anh hùng là những nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Vẻ đẹp ấy trước hết toát ra ở ngoại hình. Nhân vật anh hùng sử thi thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó. Đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất của người anh hùng sử thi là nó mang vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mĩ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng.
Người anh hùng trong sử thi Phương Đông được xây dựng dựa trên cảm quan và tư duy tôn giáo. Người Ấn Độ chú trọng đời sống tâm linh, nên hình dáng không chỉ là cái bên ngoài mà còn là hình dáng được cảm nhận từ bên trong. Trong sử thi Mahabharata, có rất nhiều nhân vật anh hùng lý tưởng nhưng mỗi nhân vật lại xuất sắc về một mặt nào đó. Hình ảnh Arjuna bước vào hội cầu hôn Draupadi: “Arjuna - chàng trai trẻ, như thân của một con voi, có đôi vai, cánh tay và bắp đùi rắn chắc. Nếu nhìn kỹ, trông chàng ta sừng sững như đỉnh Himavat. Arjuna có dáng đi như dáng đi của một con sư tử, có sức mạnh như sức mạnh của một con voi thời sung mãn… Chàng ta trông thật quyết chí và chắc chắn giành được chiến thắng”. Vẻ đẹp của người anh hùng thường với tầm vóc hoành tráng, kỳ vĩ thường được so sánh với phong thái uy nghi đường bệ của các vị thần linh. Bhima “Người ông trông hệt như Ngọc hoàng Indra đứng giữa các chư thần giơ cao lưỡi tầm sét”.
Trong sử thi Ramayana, nhân vật anh hùng lại có được vẻ ngoài thánh thiện do các biện pháp kỹ thuật sử thi được sử dụng trong sự kết hợp nhuần nhuyễn với những yếu tố tôn giáo. Hoàng tử Rama trong tác phẩm có “đôi mắt sáng như mặt trời và mặt trăng, có đôi tai nghe thấu nhạc của trời đất, chàng là kẻ thù của mọi sự ghen tuông hờn giận và tội ác tàn bạo”.
Trong sử thi Tây Nguyên, vẻ đẹp của nhân vật anh hùng được gắn liền với kích thước của núi rừng, sông suối, cây cối, chim muông… nơi vùng đất cộng đồng đang sống. Dựa trên kiểu so sánh được thiết lập trên sự tương đồng về tính chất của sự việc, và sắc thái khâm phục ngợi ca mà các hình ảnh gợi đến đã khắc họa nên vẻ đẹp oai hùng của người anh hùng Đăm Săn: “Đăm Săn đóng khố màu sặc sỡ. Đầu đội khăn đẹp như các tù trưởng. Khiên tròn như đầu cú. Gươm sáng như mặt trời. Tư thế chờ sẵn như con sóc mắt sáng”; “Móc dao vào phên rồi lại ngồi giữa nhà, Đăm Săn trông dẻo như con rắn trong hang, con hùm bên bờ suối. Tiếng nói tiếng cười của chàng như sấm vang sét đánh”. Thước đo vẻ đẹp hình thể của chàng Đăm Săn là những gì quen thuộc trong thiên nhiên một miền rừng núi, nó gắn liền với nếp nghĩ, nếp cảm của đồng bào Tây Nguyên.
Nói đến vẻ đẹp của người anh hùng sử thi phải nói đến vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường. Vẻ đẹp đầu tiên cầ phải nhắc đến của người anh hùng sử thi là lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường. Lòng dũng cảm được coi là phẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng sử thi. Bao giờ người anh hùng cũng là những con người có lòng chiến đấu dũng cảm và ý chí chiến đấu mãnh liệt nhất. Một phẩm chất khác cũng không kém phần quan trọng của người anh hùng sử thi là họ luôn mang một lý tưởng cao cả, một khát vọng lớn lao. Nếu lý tưởng của người anh hùng sử thi phương Tây là khát vọng chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận thì các anh hùng của sử thi ấn Độ lại mang một lý tưởng thuần khiết hơn:họ hướng về điều thiện,về lẽ phải,về đạo lý ở đời.Và nhờ có sức mạnh thể chất phi thường cộng với sức mạnh tinh thần kì diệu, người anh hùng sử thi luôn lập được nhiều chiến công hiển hách. Chiến công của người anh hùng bao giờ cũng mang ý nghĩa lớn lao, mang quyền lợi, danh dự và hạnh phúc cho bộ tộc cộng đồng. Tóm lại, nhân vật anh hùng luôn hiện diện với tổng hoà các sức mạnh về vật chất lẫn tinh thần. Những vẻ đẹp đó lúc đầu thì siêu phàm, kì vĩ, phi thường nhưng về sau thì bình dị, bình thường và gần gũi. Người anh hùng sử thi luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng.
Cả hai nhân vật đều có ý nghĩa biểu trưng cho cộng đồng. Hai nhân vật Đăm-săn, Ra-ma đều là những nhân vật anh hùng của sử thi Việt Nam và Ấn Độ, đều là người đại diện cho cộng đồng, có vẻ đẹp ngoại hình, có sức mạnh phi thường, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách, biết căm ghét kẻ hung ác, bênh vực người yếu đuối và biết hi sinh để bảo vệ hạnh phúc cho cộng đồng. Tuy vậy, vì là con đẻ của cái nôi văn hoá nghệ thuật khác nhau và hai tác phẩm khác nhau nên hai nhân vật cũng có nét khác biệt. Ra-ma là hoàng tử, Đăm-săn là tù trưởng.
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập thực hành 1 (trang 19 chuyên đề Ngữ văn 10): Từ các gợi ý sau, em hãy viết tiêu đề cho một báo cáo nghiên cứu...
Bài tập thực hành 2 (trang 20 chuyên đề Ngữ văn 10): Từ một trong những vấn đề dưới đây, em hãy viết một đoạn văn giới thiệu ý nghĩa hoặc lí do lựa chọn vấn đề nghiên cứu...
Bài tập thực hành 3 (trang 22 chuyên đề Ngữ văn 10): Từ một vấn đề được lựa chọn ở bài tập 2, hãy viết các đoạn văn thể hiện những nhận định, đánh giá và nội dung thông tin...
Bài tập thực hành 4 (trang 23 chuyên đề Ngữ văn 10): Từ một vấn đề văn học dân gian được lựa chọn ở bài tập 2, em hãy viết đoạn văn kết luận khoảng 10 dòng...
Bài tập thực hành 5 (trang 23 chuyên đề Ngữ văn 10): Từ một vấn đề văn học dân gian được lựa chọn và triển khai qua các bài tập 1- 4, em hãy lập danh mục ba tài liệu tham khảo...
Bài tập thực hành 6 (trang 24 chuyên đề Ngữ văn 10): Từ một vấn đề văn học dân gian đã được lựa chọn và triển khai qua các bài tập 1-5, em hãy trình bày một hoặc một số minh chứng...
Câu hỏi 1 (trang 25 chuyên đề Ngữ văn 10): Thế nào là viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian...
Câu hỏi 2 (trang 25 chuyên đề Ngữ văn 10): Sử dụng sơ đồ để mô tả cấu trúc và nội dung của từng phần trong một báo cáo nghiên cứu về vấn đề văn học dân gian...
Câu hỏi 3 (trang 25 chuyên đề Ngữ văn 10): Cần chú ý những yếu tố gì khi viết các phần của báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian...
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều