Trường hợp a. Bà A và bà B cùng là tiểu thương buôn bán ở chợ Y. Do thấy gần nhà

Trả lời Luyện tập 4 trang 72 Chuyên đề KTPL 11 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11.

1 185 11/07/2023


Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 7: Hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động

Luyện tập 4 trang 72 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Cho biết ý kiến của em về việc làm của các nhân vật, tổ chức trong những trường hợp sau:

- Trường hợp a. Bà A và bà B cùng là tiểu thương buôn bán ở chợ Y. Do thấy gần nhà có nhiều người nhận lương hưu, cuộc sống đỡ vất vả nên bà A muốn tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Biết điều này, bà B khuyên bà A không nên đóng vì bảo hiểm xã hội chỉ dành cho lao động có trả lương hàng tháng.

Trường hợp b. Chị D kí hợp đồng lao động làm công nhân dọn vệ sinh cho Công ty M. Theo hợp đồng, lương được trả vào ngày 01 hàng tháng, tuy nhiên tháng này công ty không trả lương đúng hạn. Khi chị D và các đồng nghiệp khác thắc mắc thì được thông báo công ty sẽ tạm giữ lương một tháng của công nhân để khấu trừ nếu có làm hư hao tài sản.

Lời giải:

- Trường hợp a. Lời khuyên của bà B đối với bà A là không đúng. Vì: theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội: công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

=> Bà A không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, song, bà vẫn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được nhận lương hưu hàng tháng và các chế độ bảo hiểm khác.

Trường hợp b. Công ty M đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật lao động, vì: theo quy định tại Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

1 185 11/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: