Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ

Với giải câu 4 trang 26 sgk Giáo dục công dân lớp 11 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn GDCD 11. Mời các bạn đón xem:

1 1989 lượt xem


Giải GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường

Câu 4 (trang 26 sgk Giáo dục công dân 11): Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ.

Trả lời:

Tài liệu VietJack

- Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp đến cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.

+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, sự trao đổi mang tính ngẫu nhiên.

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn, số lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn, một hàng hóa có thể trao đổi được với nhiều hàng hóa khác.

+ Hình thái giá trị chung: Giá trị của hàng hóa thể hện ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Người ta mang hàng hóa của mình đổi lấy vật ngang giá chung, rồi dùng vật ngang giá chung đổi lấy thứ hàng hóa mình cần. Các địa phương, vùng khác nhau thì hàng hóa làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.

+ Hình thái tiền tệ: Có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương khó khăn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Ban đầu, vật ngang giá chung có định là vàng và bạc, hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện. Nhưng vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng.

- Bản chất của tiền tệ: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị; đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 11 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 14 Giáo dục công dân 11: Vậy phần lúa gạo nào của người nông dân là hàng hóa?...

Câu hỏi trang 14 Giáo dục công dân 11: Hàng hoá có những thuộc tính nào? Bản chất của từng thuộc tính đó là gì?...

Câu hỏi trang 14 Giáo dục công dân 11: Em hãy cho ví dụ về một số hàng hoá có thể có một hoặc một số giá trị sử dụng...

Câu hỏi trang 24 Giáo dục công dân 11: Em hãy cho biết nếu hàng hóa không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào...

Câu hỏi trang 24 Giáo dục công dân 11: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào...

Câu 1 trang 26 Giáo dục công dân 11: Hãy cho biết những sản phẩm tiêu dùng nào trong gia đình em là hàng hóa...

Câu 2 trang 26 Giáo dục công dân 11: Hãy nêu một số ví dụ thể hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện...

Câu 3 trang 26 Giáo dục công dân 11: Tại sao giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định...

Câu 5 trang 26 Giáo dục công dân 11: Phân tích các chức năng của tiền tệ...

Câu 6 trang 26 Giáo dục công dân 11: Trình bày nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ...

Câu 7 trang 27 Giáo dục công dân 11: Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa...

Câu 8 trang 27 Giáo dục công dân 11: Thị trường là gì? Em hãy nêu một số ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hóa...

Câu 9 trang 27 Giáo dục công dân 11: Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất...

Câu 10 trang 27 Giáo dục công dân 11: Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay...

1 1989 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: