TOP 40 câu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Giữ chữ tín

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4: Giữ chữ tín có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 4.

1 336 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 033000255833 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Giáo dục công dân Bài 4: Giữ chữ tín - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về chữ tín?

A. Uống nước ngớ nguồn.

B. Ăng quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Lời nói như đinh đóng cột.

D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Đáp án: C

Giải thích:

Lời nói như đinh đóng cột là câu tục ngữ nói về chữ tín.

Câu 2. Chị P rao bán mặt hàng mĩ phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc, tuy nhiên thực chất mặt hàng hoa quả chị P nhập về bán lại là mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trường hợp này cho thấy chị P là người

A. không giữ chữ tín.

B. liêm khiết.

C. giữ chữ tín.

D. trung thực.

Đáp án: A

Giải thích:

Trường hợp này cho thấy chị P là người không giữ chữ tín, bán mặt hàng không đúng như đã quảng cáo.

Câu 3. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình được gọi là

A. kiên nhẫn.

B. giữ chữ tín.

C. tự chủ cảm xúc.

D. giữ lòng tự trọng.

Đáp án: B

Giải thích:

Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình được gọi là giữ chữ tín.

Câu 4. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây bàn về vấn đề giữ chữ tín?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Chữ tín quý hơn vàng mười.

C. Miệng nhà sang có gang có thép.

D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Đáp án: B

Giải thích:

Chữ tín quý hơn vàng mười” bàn về vấn đề giữ chữ tín, muốn nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của chữ tín.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Đến hẹn đúng giờ, không để người khác chờ.

B. Hứa nhưng không thực hiện lời hứa.

C. Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. Lời nói đi đôi với việc làm.

Đáp án: B

Giải thích:

Hứa nhưng không thực hiện lời hứa là biểu hiện trái với giữ chữ tín.

Câu 6. Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Lòng biết ơn.

B. Niềm tự hào.

C. Chữ tín.

D. Tự chủ.

Đáp án: C

Giải thích:

Chữ tín là sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín?

A. Chỉ những người yếu kém mới cần tạo dựng chữ tín.

B. Giữ chữ tín là lối sống gây gò bó, khó chịu cho mọi người.

C. Người biết giữ chữ tín luôn được mọi người yêu quý, kính nể.

D. Người giữ chữ tín luôn luôn phải chịu thiệt thòi trong công việc.

Đáp án: C

Giải thích:

Người biết giữ chữ tín luôn được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau (SGK - trang 24).

Câu 8. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

A. Không hoàn thành nhiệm vụ.

B. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.

C. Thực hiện đúng như lời hứa.

D. Hứa nhưng không thực hiện.

Đáp án: C

Giải thích:

Thực hiện đúng như lời hứa là biểu hiện của giữ chữ tín.

Câu 9. Người giữ chữ tín sẽ không có hành động nào sau đây?

A. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

B. Đến điểm hẹn đúng giờ như đã hứa.

C. Thực hiện đúng như lời đã hứa.

D. Lời nói đi đôi với việc làm.

Đáp án: A

Giải thích:

Người giữ chữ tín sẽ không hành động: đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

Câu 10. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây chỉ người giữ chữ tín?

A. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

B. Rao mật gấu, bán mật heo.

C. Treo đầu dê, bán thịt chó.

D. Rao ngọc, bán đá.

Đáp án: A

Giải thích:

"Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy" đây là một câu thành ngữ để chỉ rằng: Đối với người quân tử là những người có hành vi khoáng đạt, nói là làm, thường giúp những người khó khăn, người yếu thế hơn mình. ... Khi lời nói của người quân tử đã phát ra thì cho dù có dùng tới 4 con ngựa cũng khó truy đuổi là thế.

Câu 11. Người giữ chữ tín sẽ có hành động nào sau đây?

A. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.

B. Thực hiện đúng những gì đã hứa.

C. Hứa nhưng không thực hiện.

D. Tới trễ so với giờ đã hẹn.

Đáp án: B

Giải thích:

Thực hiện đúng những gì đã hứa là biểu hiện có ở người biết giữ chữ tín.

Câu 12. Phương án nào dưới đây không phải là ý nghĩa của giữ chữ tín?

A. Giúp chúng ta hoàn thiện bản thân.

B. Được mọi người quý mến, kính nể.

C. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.

D. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.

Đáp án: C

Giải thích:

- Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người không thuộc nội dung ý nghĩa của giữ chữ tín.

- Trong cuộc sống, người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau… Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân (SGK - trang 24).

Câu 13. Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên

A. đoàn kết.

B. dũng cảm.

C. giữ chữ tín.

D. tự giác học tập.

Đáp án: C

Giải thích:

Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên giữ chữ tín.

Câu 14. Một nhóm bạn hẹn nhau đi chơi cuối tuần và hẹn nhau 7 giờ sáng chủ nhật xuất phát. Vì ngủ quên nên 7 giờ bạn P mới chuẩn bị đến điểm hẹn, bạn T xuất phát từ 6 giờ 30 phút và 6 giờ 50 phút đã có mặt tại điểm hẹn, bạn M xuất phát từ 6 giờ 40 phút nhưng do qua đón A đi cùng nên 7 giờ 15 phút mới có mặt tại điểm hẹn. Trong trường hợp này, bạn học sinh nào đã giữ chữ tín?

A. Bạn M.

B. Bạn T.

C. Bạn P.

D. Bạn A.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong trường hợp này, chỉ có bạn T là đến điểm hẹn đúng giờ (hẹn 7 giờ nhưng 6 giờ 50 bạn T đã có mặt) nên chỉ có bạn H được coi là giữ chữ tín, còn các bạn khác đến muộn hơn so với kế hoạch ban đầu.

Câu 15. Bạn K thường xuyên không làm bài tập nên bị cô nhắc nhở và kỉ luật. Mỗi khi bị kỉ luật, K thường hứa sẽ không tái phạm nhưng sau đó bạn vẫn mắc lỗi như thường. Trường hợp này cho thấy K là người như thế nào sau đây?

A. Không giữ chữ tín.

B. Tôn trọng sự thật.

C. Tôn trọng lẽ phải.

D. Giữ chữ tín.

Đáp án: A

Giải thích:

Trường hợp này cho thấy bạn K là người không giữ chữ tín, không thực hiện đúng như đã hứa.

Các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 sách Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Trắc nghiệm Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Trắc nghiệm Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Trắc nghiệm Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Trắc nghiệm Bài 9: Quản lí tiền

1 336 lượt xem
Mua tài liệu