TOP 10 đề thi Học kì 2 Tin học 7 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Tin học lớp 7 Cánh diều năm 2024 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tin học 7 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1351 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 110k mua trọn bộ Đề thi Tin học 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 2 Tin học lớp 7 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

MA TRẬN 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN TIN HỌC LỚP 7 CÁNH DIỀU

Chủ đề

Nội dung kiến thức/kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

1. Công thức tính toán dùng địa chỉ các ô dữ liệu

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

5 %

(0,5 đ)

2. Sử dụng một số hàm có sẵn

2

1

 

 

 

 

 

 

2

1

15%

(1,5 đ)

3. Định dạng trang tính và in

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

2,5%

(0,25 đ)

4. Tạo bài trình chiếu

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

2,5%

(0,25 đ)

5. Định dạng cho trang chiếu

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

2,5%

(0,25 đ)

6. Thêm hiệu ứng cho trang trình chiếu

1

 

 

1

 

 

 

 

1

1

22,5%

(2,25 đ)

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

7. Tìm kiếm tuần tự

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

25 %

(2,5 đ)

8. Tìm kiếm nhị phân

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

5%

(0,5 đ)

9. Sắp xếp chọn

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

5%

(0,5 đ)

10. Sắp xếp nổi bọt

1

 

1

 

 

 

 

1

2

1

15%

(1,5 đ)

Tổng

12

1

4

1

0

1

0

1

16

4

100%

(10,0 điểm)

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

40%

60%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tin Học 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Tin Học lớp 7 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 1)

PHÒNG GD- ĐT …

TRƯỜNG THCS …

 

Mã đề thi: 001

 

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC ...

MÔN TIN HỌC – KHỐI 7

Bộ: Cánh diều

Thời gian làm bài: 45 phút

(16 câu trắc nghiệm; 4 câu tự luận)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Ô chứa một công thức được bắt đầu bằng dấu gì?

A. #

B. @

C. %

D. =

Câu 2. Kí hiệu các phép toán số học trong Excel nào đúng?

A. Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(:)

B. Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(/)

C. Cộng (+), trừ (-), nhân (×), chia(/)

D. Cộng (+), trừ (-), nhân (×), chia(:)

Câu 3. Quy tắc chung viết một hàm trong công thức là?

A. Sau tên cột là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

B. Sau tên hàng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

C. Sau tên hàm là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

D. Sau tên hằng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

Câu 4. Hàm AVERAGE dùng để:

A. Tính tổng

B. Tính trung bình cộng

C. Xác định giá trị lớn nhất

D. Xác định giá trị nhỏ nhất

Câu 5. Chọn phát biểu đúng?

A. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột, không điều chỉnh được chiều cao của hàng.

B. Có thể điều chỉnh chiều cao của hàng, không điều chỉnh được độ rộng của cột.

C. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.

D. Không thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.

Câu 6. Trang tiêu đề là gì?

A. Là trang thứ hai của bài trình chiếu.

B. Là trang thứ ba của bài trình chiếu.

C. Là trang đầu tiên của bài trình chiếu, có tên bài trình bày và tác giả.

D. Là trang thứ tư của bài trình chiếu.

Câu 7. Để chọn sẵn các mẫu (Themes) bài trình chiếu trong phần mềm trình chiếu PowerPoint thì em chọn dải lệnh nào?

A. Home

B. Insert

C. Design

D. Silde Show

Câu 8. Dải lệnh nào cung cấp hiệu ứng chuyển trang chiếu?

A. Home

B. Animations

C. Transitions.

D. Design

Câu 9. Khi nào thì việc tìm kiếm tuần tự được kết thúc giữa chừng của dãy?

A. Khi đã tìm thấy số ở đó.

B. Khi chưa tìm thấy số ở đó.

C. Khi thuật toán kết thúc.

D. Khi thuật toán tạm dừng

Câu 10. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự thao tác được lặp đi lặp lại là:

A. Thao tác so sánh.

B. Thao tác thông báo.

C. Thao tác đếm số lần lặp.

D. Tất cả đều sai.

Câu 11. Cho dãy số 0, 1, 2, 4, 6, 8, 9. Bài toán “Tìm vị trí của số 8 trong dãy” bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân có phần tử giữa ở lần chia đôi đầu tiên là số nào?

A. 4

B. 2

C. 6

D. 8

Câu 12. Trong bài toán tìm kiếm nhị phân, đối với dãy đã sắp xếp tăng dần khi nào phạm vi tìm kiếm nằm ở nửa đầu của dãy:

A. Khi số cần tìm lớn hơn phần tử giữa của phạm vi tìm kiếm.

B. Khi số cần tìm nhỏ hơn phần tử giữa của phạm vi tìm kiếm.

C. Khi số cần tìm lớn hơn phần tử đầu tiên của dãy.

D. Khi số cần tìm nhỏ hơn phần tử cuối cùng của dãy.

Câu 13. Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 11, 70, 20, 39, 80, 52, 41, 5. Ở bước thứ ba của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phần tử 52 cho phần tử:

A. 11

B. 20

C. 41

D. 39

Câu 14. Đâu là bài toán sắp xếp trong thực tế?

A. Tính tổng thu nhập bình quân của các hộ dân theo thứ tự giảm dần.

B. Sắp xếp chiều cao của các bạn trong lớp theo thứ tự giảm dần.

C. Tính điểm trung bình môn Tin của từng bạn trong lớp.

D. Tính chi tiêu trong một tháng của một hộ gia đình.

Câu 15. Cho dãy 2, 4, 3, 8, 9. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 9 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 16. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì không cần làm gì.

B. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi: Dãy chưa sắp xếp xong=sai.

C. Số lần đổi chỗ của các phần tử liền kề trong thuật toán sắp xếp nổi bọt phụ thuộc vào số cặp phần tử liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn

D. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết chức năng của các hàm sau:

- Hàm SUM

- Hàm AVERAGE

- Hàm MAX

- Hàm MIN

- Hàm COUNT

Câu 2. (2 điểm) Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu?

Câu 3. (2 điểm) Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự cho bài toán: Tìm số cuối cùng trong dãy bằng 44 với dãy đầu vào là {18, 94, 42, 44, 06, 44, 55, 67}?

Câu 4. (1 điểm) Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp nổi bọt áp dụng cho dãy số {15, 8, 45, 21, 11} để được dãy số tăng dần?

……………………. Hết …………………….

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. D

2. B

3. C

4. B

5. C

6. C

7. C

8. C

9. A

10. A

11. A

12. B

13. B

14. B

15. A

16. B

II. Tự luận (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

- Hàm SUM: Tính tổng

- Hàm AVERAGE: Tính trung bình cộng

- Hàm MAX: Tìm giá trị lớn nhất

- Hàm MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất

- Hàm COUNT: đếm số lượng số

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

Câu 2

(2 điểm)

Bước 1: Chọn trang chiếu cần tạo hiệu ứng (ở cột bên trái màn hình).

Bước 2: Chọn dải lệnh Transitions, trong nhóm Transitions to This Slide chọn một kiểu hiệu ứng trong danh mục.

Bước 3: Chọn lệnh Effect Options và tùy chọn thêm kiểu hiệu ứng vừa chọn ở Bước 2.

Bước 4: Chọn nhóm Timing để thiết lập thời gian cho hiệu ứng Transitions.

0,5

0,5

 

0,5

 

0,5

Câu 3

(2 điểm)

Bước

Thực hiện

1

So sánh số ở cuối dãy với x:

Vì a8 = 67 x nên chuyển sang xét số đứng trước là a7 trong dãy.

2

So sánh số đang xét với x:

Vì a7 = 55 x nên chuyển sang xét số đứng trước là a6 trong dãy.

3

So sánh số đang xét với x:

Vì a6 = 44 = x

Kết luận: Tìm thấy x ở vị trí thứ sáu trong dãy: kết thúc thuật toán.

 

2,0

Câu 4

(1 điểm)

Xuất phát, i = 1

15

8

45

21

11

Lượt thứ nhất

8

15

21

11

45

Lượt thứ hai

8

15

11

21

45

Lượt thứ ba

8

11

15

21

45

Lượt kết quả

8

11

15

21

45

 

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tin Học 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Tin Học lớp 7 Cánh Diều có đáp án - (Đề số 2)

PHÒNG GD- ĐT …

TRƯỜNG THCS …

 

Mã đề thi: 002

 

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC ...

MÔN TIN HỌC – KHỐI 7

Bộ: Cánh diều

Thời gian làm bài: 45 phút

(16 câu trắc nghiệm; 4 câu tự luận)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Sắp xếp các bước nhập công thức cho đúng?

1. Nhập biểu thức số học.

2. Nhấn Enter để nhận kết quả.

3. Chọn một ô bất kì trong trang tính.

4. Gõ nhập dấu bằng =

A. 4 – 3 – 2 – 1.

B. 3 – 4 – 1 – 2.

C. 1 – 2 – 3 – 4.

D. 2 – 1 – 3 – 4.

Câu 2. Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu cộng (+), gọi là gì?

A. Tay cầm

B. Tay nắm

C. Tay phải

D. Tay trái.

Câu 3. Hàm SUM dùng để:

A. Tính tổng

B. Tính trung bình cộng

C. Xác định giá trị lớn nhất

D. Xác định giá trị nhỏ nhất

Câu 4. Danh sách đầu vào có thể là gì?

A. Dãy số liệu trực tiếp

B. Địa chỉ một ô

C. Dãy địa chỉ ô, khối ô

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5. Để thực hiện lệnh in ta dùng tổ hợp phím gì?

A. Ctrl + E

B. Ctrl + G

C. Ctrl + P

D. Ctrl + H

Câu 6. Đâu là nhận định đúng?

A. Trang chiếu chỉ hiển thị được văn bản.

B. Trang chiếu có thể hiển thị văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, biểu đồ.

C. Trang chiếu chỉ hiển thị được hình ảnh.

D. Trang chiếu chỉ hiển thị được âm thanh.

Câu 7. Trong dải lệnh Hoem, các lệnh trong nhóm nào để căn lề, giãn dòng?

A. Font.

B. Paragraph.

C. Drawing.

D. Editing.

Câu 8. Dải lệnh nào cung cấp hiệu ứng cho đối tượng trên trang chiếu?

A. Home

B. Animations

C. Insert

D. Design

Câu 9. Có thể thực hiện tìm kiếm tuần tự khi nào?

A. Khi dãy sắp xếp thứ tự.

B. Khi dãy không sắp xếp thứ tự.

C. Tất cả ý A và B đều sai.

D. Tất cả ý A và B đều đúng.

Câu 10. Trong các bài toán sau bài toán nào có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự:

A. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tìm xem số 34 có trong dãy này không.

B. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tìm xem số 45 ở vị trí nào trong dãy.

C. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tính tổng các phần tử trong dãy.

D. Cả A và B

Câu 11. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về thuật toán tìm kiếm nhị phân?

A. Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự và dãy không sắp xếp thứ tự .

B.  Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho mọi bài toán.

C. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự.

D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy không sắp xếp thứ tự.

Câu 12. Cho dãy số 2, 4, 6, 8, 9. Bài toán “Tìm vị trí của số 8 trong dãy”, có phạm vi tìm kiếm là:

A. Nửa dãy đầu.

B. Nửa dãy sau.

C. Tất cả dãy.

D. Không có phạm vi.

Câu 13. Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 11, 70, 20, 39, 80, 52, 41, 5. Ở bước đầu tiên của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phần tử 80 cho phần tử:

A. 11

B. 70

C. 5

D. 39

Câu 14. Cho dãy số 2, 5, 4, 9, 3, 7. Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần theo cách chọn dần thì sau bước thứ nhất ta được dãy số:

A. 9, 4, 5, 2, 3, 7

B. 9, 7, 5, 4, 3, 2

C. 9, 5, 4, 2, 3, 7

D. 2, 5, 4, 9, 3, 7

Câu 15. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi:

A. Đã xét đến phần tử gần cuối cùng của dãy.

B. Các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

C. Vẫn còn nhiều cặp phần tử liền kề không đúng thứ tự mong muốn.

D. Khi hai phần tử liền kề nằm chưa đúng với thứ tự mong muốn.

Câu 16. Cho dãy 2, 4, 3, 8, 1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 8 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Em hãy điền tên hàm thích hợp vào chỗ chấm (…) trong câu:

1) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tính tổng.

2) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số nhỏ nhất.

3) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số trung bình cộng.

4) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số lớn nhất.

5) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để đếm số lượng ô có dữ liệu.

Câu 2. (2 điểm) Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng cho đoạn văn bản?

Câu 3. (2 điểm) Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự cho bài toán: Tìm số đầu tiên trong dãy bằng 44 với dãy đầu vào là {18, 94, 42, 44, 06, 44, 55, 67}?

Câu 4. (1 điểm) Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp nổi bọt áp dụng cho dãy số {11, 70, 5, 52, 39} để được dãy số tăng dần?

……………………. Hết …………………….

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. B

2. B

3. A

4. D

5. C

6. B

7. B

8. B

9. D

10. D

11. C

12. B

13. A

14. C

15. B

16. B

II. Tự luận (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

1) – SUM

2) – MIN

3) – AVERAGE

4) – MAX

5) – COUNT

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

Câu 2

(2 điểm)

Bước 1: Trong dải lệnh View, chế độ Normal, chọn đoạn văn bản hoặc cả hộp văn bản cần tạo hiệu ứng.

Bước 2: Chọn dải lệnh Animations, chọn nhóm hiệu ứng để mở danh mục các hiệu ứng.

Bước 3: Chọn kiểu hiệu ứng.

Bước 4: Nháy chọn lệnh Effect Options và chọn hướng xuất hiện của đối tượng khi diễn ra hiệu ứng.

Bước 5. Chọn nhóm Timing để thiết lập thời gian cho hiệu ứng.

2,0

Câu 3

(2 điểm)

Bước

Thực hiện

1

So sánh số ở đầu dãy với x:

Vì a1 = 18 x nên chuyển sang xét số đứng sau là a2 trong dãy.

2

So sánh số đang xét với x:

Vì a2 = 94 x nên chuyển sang xét số đứng sau là a3 trong dãy.

3

So sánh số đang xét với x:

Vì a3 = 42 x nên chuyển sang xét số đứng sau là a4 trong dãy.

4

So sánh số đang xét với x:

Vì a4 = 44 = x

Kết luận: Tìm thấy x ở vị trí thứ bốn trong dãy: kết thúc thuật toán.

 

2,0

Câu 4

(1 điểm)

Xuất phát, i = 1

11

70

5

52

39

Lượt thứ nhất

11

5

52

39

70

Lượt thứ hai

5

11

39

52

70

Lượt kết quả

5

11

39

52

70

 

1,0

MA TRẬN 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN TIN HỌC LỚP 7 CÁNH DIỀU

Chủ đề

Nội dung kiến thức/kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

1. Công thức tính toán dùng địa chỉ các ô dữ liệu

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0

5 %

(0,5 đ)

2. Sử dụng một số hàm có sẵn

2

1

 

 

 

 

 

 

2

1

15 %

(1,5 đ)

3. Định dạng trang tính và in

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

2,5 %

(0,25 đ)

4. Tạo bài trình chiếu

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

2,5 %

(0,25 đ)

5. Định dạng cho trang chiếu

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

2,5%

(0,25 đ)

6. Thêm hiệu ứng cho trang trình chiếu

1

 

 

1

 

 

 

 

1

1

22,5%

(2,25 đ)

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

7. Tìm kiếm tuần tự

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

5%

(0,5 đ)

8. Tìm kiếm nhị phân

1

 

1

 

 

1

 

 

2

1

25%

(2,5 đ)

9. Sắp xếp chọn

1

 

1

 

 

 

 

1

2

1

15%

(1,5 đ)

10. Sắp xếp nổi bọt

1

 

1

 

 

 

 

 

2

0

5%

(0,5 đ)

Tổng

12

1

4

1

0

1

0

1

16

4

100%

(10,0 điểm)

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

40%

60%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tin Học 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Tin Học lớp 7 Cánh Diều - (Đề số 3)

PHÒNG GD- ĐT …

TRƯỜNG THCS …

 

Mã đề thi: 001

 

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC ...

MÔN TIN HỌC – KHỐI 7

Bộ: Cánh diều

Thời gian làm bài: 45 phút

(16 câu trắc nghiệm; 4 câu tự luận)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Trong các công thức sau, công thức nào thực hiện được khi nhập vào bảng tính?

A. = (12+8)/2^2 + 5 * 6

B. = (12+8):22 + 5 × 6

C. = (12+8):2^2 + 5 * 6

D. (12+8)/22 + 5 * 6

Câu 2. Kết quả hiển thị trong ô có công thức =13% là:

A. 13

B. 0.13

C. 1300

D. 13%

Câu 3. Trong Microsoft Excel, hàm COUNT dùng để:

A. Tính tổng các giá trị được chọn.

B. Tính trung bình cộng của các giá trị được chọn.

C. Đếm số lượng số của các giá trị được chọn.

D. Tìm giá trị lớn nhất trong các giá trị được chọn.

Câu 4. Tại ô A1 chứa giá trị là 12, B2 chứa giá trị 28. Tại C2 ta gõ công thức =AVERAGE(A1,B2) thì kết quả tại ô C2 là:

A. 50

B. 40

C. 30

D. 20

Câu 5. Trong Page Setup, chúng ta chọn thẻ Margins để làm gì?

 A. Chỉnh cỡ giấy khi in.

 B. Chỉnh hướng giấy in.

 C. Căn chỉnh lề đoạn văn cần in

D. In trang tính.

Câu 6. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Phần mềm trình chiếu giúp việc tính toán được dễ dàng hơn.

B. Phần mềm trình chiếu hỗ trợ hiệu quả trong tạo bài trình bày sinh động, hấp dẫn trên máy tính.

C. Phần mềm trình chiếu hỗ trợ hiệu quả trong việc soạn thảo văn bản.

D. Phần mềm trình chiếu hỗ trợ hiệu quả trong việc xem video.

Câu 7. Phần mềm trình chiếu PowerPoint có sẵn các mẫu (Themes) bài trình chiếu, em cần chọn dải lệnh nào để chọn mẫu phù hợp?

A. Design

B. Insert

C. View

D. Review

Câu 8. Khi muốn tạo hiệu ứng chuyển động theo đường vẽ cho một đối tượng đã chọn, trong nhóm lệnh Animation ta chọn kiểu hiệu ứng:

A. Entrance Effects

B. Motion Paths

C. Exit Effects

D. Emphasis Effects

Câu 9. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự có mấy khả năng xảy ra khi kết thúc tìm kiếm tuần tự:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10. Cho một dãy số: 12, 13, 32, 45, 33. Khi áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự thì số lần so sánh trong bài toán “Tìm xem số 13 có trong dãy này không” là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 11. Nhận định nào sau đây đúng nhất về thuật toán tìm kiếm nhị phân?

A. Chỉ áp dụng tìm kiếm nhị phân với dãy số tăng dần.

B. Có thể áp dụng tìm kiếm nhị phân với bất kì dãy số nào.

C. Không phải với bất cứ dãy số nào cũng có thể áp dụng được thuật toán tìm kiếm nhị phân. Vì tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng với dãy số đã được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần.

D. Chỉ áp dụng tìm kiếm nhị phân với dãy số giảm dần.

Câu 12. Phát biểu đúng nhất về “Thuật toán tìm kiếm nhị phân” (tìm x trong dãy số đã được sắp thứ tự không giảm)?

A. Là thuật toán tìm kiếm x trong dãy đã sắp xếp thứ tự với ý tưởng chia đôi để giảm nhanh phạm vi tìm kiếm.

B. Là thuật toán tìm kiếm x trong dãy đã sắp xếp thứ tự với ý tưởng chia ba phần để giảm nhanh phạm vi tìm kiếm.

C. Là thuật toán tìm kiếm x trong dãy đã sắp xếp thứ tự với ý tưởng chia bốn phần để giảm nhanh phạm vi tìm kiếm.

D. Là thuật toán tìm kiếm x trong dãy đã sắp xếp thứ tự với ý tưởng chia năm phần để giảm nhanh phạm vi tìm kiếm.

Câu 13. Khi dùng thuật toán sắp xếp chọn để sắp dãy theo thứ tự giảm dần, khi nào không cần thực hiện thao tác “Đổi chỗ am cho ai” mà kết quả sắp xếp vẫn đúng? (i < m)

A. Khi am = ai

B. Khi am > ai

C. Khi am <= ai

D. Khi am < ai

Câu 14. Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 11, 70, 20, 39, 80, 52, 41, 5. Ở bước đầu tiên của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phần tử 80 cho phần tử:

A. 11

B. 70

C. 5

D. 39

Câu 15. Trong một bài toán, thực hiện so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề nếu chúng đúng với thứ tự. Việc làm này đang sử dụng thuật toán nào?

A. Thuật toán sắp xếp chọn.

B. Thuật toán sắp xếp nổi bọt.

C. Thuật toán tìm kiếm tuần tự.

D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân.

Câu 16. Điền vào chỗ chấm (……)

Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện nhiều phép (……) và (……) các cặp phần tử liền kề cho đến khi không còn bất kì cặp phần tử liền kề nào trái (……) mong muốn.

A. thứ tự - đổi chỗ - so sánh

B. đổi chỗ - thứ tự - so sánh

C. so sánh - đổi chỗ - thứ tự

D. thứ tự - so sánh - đổi chỗ

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Đầu vào cho các hàm gộp SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT là gì?

Câu 2. (2 điểm) Em hãy cho biết mỗi lệnh hoặc nhóm lệnh sau đây thực hiện chức năng nào trong MS PowerPoint: Themes, Slide Show, Animation, Transition to This Slide.

Câu 3. (2 điểm) Cho dãy số {5, 11, 18, 39, 41, 52, 63, 70}. Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 63 trong dãy.

Câu 4. (1 điểm) Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp chọn dần áp dụng cho dãy số {11, 70, 52, 20, 39, 18} để được dãy số tăng dần.

……………………. Hết …………………….

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Tin Học 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Tin Học lớp 7 Cánh Diều - (Đề số 4)

PHÒNG GD- ĐT …

TRƯỜNG THCS …

 

Mã đề thi: 002

 

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC ...

MÔN TIN HỌC – KHỐI 7

Bộ: Cánh diều

Thời gian làm bài: 45 phút

(16 câu trắc nghiệm; 4 câu tự luận)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Cho số liệu như trong bảng sau, muốn tính tổng của ô A1 và ô B1 ta gõ công thức vào cột C1 là:

A. A1+B1

B. A1+B1=

C. =A1+B1

D. =A+B

Câu 2. Trong ô tính xuất hiện ###### vì:

A. Tính toán ra kết quả sai.

B. Công thức nhập sai.

C. Độ rộng của hàng quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài.

D. Độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài.

Câu 3. Trong Microsoft Excel, hàm SUM dùng để:

A. Tính tổng các giá trị được chọn.

B. Tính trung bình cộng các giá trị được chọn.

C. Đếm số lượng số các giá trị được chọn.

D. Tìm giá trị lớn nhất các giá trị được chọn.

Câu 4. Để tính tổng các giá trị từ ô A1 đến ô A5 ta gõ công thức là:

A. SUM(A1,A5)

B. =SUM(A1,A5)

C. =SUM(A1:A5)

D. SUM(A1:A5)

Câu 5. Để chọn màu chữ cho trang tính, trong dải lệnh Home ta chọn biểu tượng:

Câu 6. Biểu tượng nào của phần mềm trình chiếu?

Câu 7. Trong dải lệnh Home, chọn các lệnh trong nhóm nào để thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ và màu nền?

A. Paragraph

B. Drawing

C. Font

D. Editing

Câu 8. Khi muốn tạo hiệu ứng biến mất cho một đối tượng đã chọn, trong nhóm lệnh Animation ta chọn kiểu hiệu ứng:

A. Entrance Effects

B. Motion Paths

C. Exit Effects

D. Emphasis Effects

Câu 9. Cho một dãy số: 12, 14, 32, 45, 33. Kết quả của  bài toán “Tìm xem số 13 có trong dãy này không” là:

A. Không tìm thấy.

B. Tìm thấy.

C. Tìm thấy ở đầu dãy.

D. Tìm thấy ở cuối dãy.

Câu 10. Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về thuật toán tìm kiếm tuần tự:

A. Hai khả năng xảy ra khi kết thúc tìm kiếm tuần tự là tìm thấy hoặc xét hết dãy và không tìm thấy kết quả cần tìm kiếm.

B. Việc tìm kiếm tuần tự dò tìm đến phần tử cuối dãy khi không tìm thấy kết quả mong muốn hoặc kết quả đó nằm ở cuối dãy.

C. Có hai loại bài toán tìm kiếm là: Tìm kiếm trong dãy không sắp thứ tự và tìm kiếm trong dãy đã sắp thứ tự.

D. Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ áp dụng với những bài toán đã được sắp xếp.

Câu 11. Trong bài toán tìm kiếm nhị phân, đối với dãy đã sắp xếp tăng dần khi nào phạm vi tìm kiếm nằm ở nửa sau của dãy:

A. Khi số cần tìm lớn hơn phần tử giữa của phạm vi tìm kiếm.

B. Khi số cần tìm nhỏ hơn phần tử giữa của phạm vi tìm kiếm.

C. Khi số cần tìm lớn hơn phần tử đầu tiên của dãy.

D. Khi số cần tìm nhỏ hơn phần tử cuối cùng của dãy.

Câu 12. Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân, lấy phần tử đứng giữa dãy để so sánh với x, nếu phần tử đó chính là x thì kết luận gì?

A. Chưa tìm thấy x và tiếp tục thuật toán.

B. Chưa tìm thấy x và kết thúc thuật toán.

C. Đã tìm thấy x và kết thúc thuật toán.

D. Đã tìm thấy x và tiếp tục thuật toán.

Câu 13. Cho dãy số 2, 5, 4, 9, 3, 7. Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần theo cách chọn dần thì sau bước thứ nhất ta được dãy số:

A. 9, 5, 4, 2, 3, 7

B. 9, 7, 5, 4, 3, 2

C. 9, 5, 4, 2, 3, 7

D. 2, 5, 4, 9, 3, 7

Câu 14. Khi phát biểu bài toán sắp xếp cần xác định rõ:

A. Thứ tự tăng dần hay giảm dần?

B. Sắp xếp những gì?

C. Dãy đầu vào. Sắp xếp những gì?

    Tiêu chí: Sắp xếp theo cái gì? Thứ tự tăng dần hay giảm dần?

D. Dãy đầu vào là gì?

Câu 15. Để sắp xếp dãy 1, 4, 2, 6 theo thứ tự tăng dần bằng thuật toán nổi bọt thì có bao nhiêu lần đổi chỗ hai phần tử liền kề:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 16. Số lần đổi chỗ của các phần tử liền kề trong thuật toán sắp xếp nổi bọt phụ thuộc vào:

A. Số phần tử của dãy.

B. Số cặp phần tử liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn.

C. Số phần tử dương của dãy.

D. Số các phần tử liền kề đã nằm đúng với thứ tự mong muốn.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Quy tắc chung viết một hàm trong công thức là gì?

Câu 2. (2 điểm) Em hãy cho biết mỗi lệnh hoặc nhóm lệnh sau đây thực hiện chức năng nào trong MS PowerPoint: Themes, Slide Show, Animation, Transition to This Slide.

Câu 3. (2 điểm) Cho dãy số {5, 11, 18, 39, 41, 52, 63, 70}. Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 60 trong dãy.

Câu 4. (1 điểm) Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp chọn dần áp dụng cho dãy số {11, 70, 52, 20, 39, 18} để được dãy số giảm dần.

……………………. Hết …………………….

Để xem trọn bộ Đề thi Tin học 7 Cánh diều có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 7 bộ sách Cánh diều hay, có đáp án chi tiết:

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Tiếng Anh lớp 7 Explore English (10 đề có đáp án + ma trận) | Cánh diều

Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

1 1351 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: