TOP 10 đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân 7 (Cánh diều) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 (Cánh diều) năm 2025 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giáo dục công dân 7 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,195 04/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ 50k mua trọn bộ Đề thi Giáo dục công dân 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 (Cánh diều) năm 2025 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 CÁNH DIỀU – NĂM HỌC 2024 - 2025

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Giáo dục công dân 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội?

A. Tổ chức và môi giới mại dâm.

B. Buôn bán, sử dụng chất ma túy.

C. Tổ chức hoạt động đánh bài ăn tiền.

D. Xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.

Câu 2. Đối với cộng đồng xã hội, tệ nạn xã hội để lại hậu quả nào sau đây?

A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần.

B. Tổn thất kinh tế, hạnh phúc tan vỡ.

C. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

D. Tổn hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Pháp luật không có quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội.

B. Sự thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ,…

C. Thiếu những môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh.

D. Thiếu sự giáo dục, quan tâm từ phía gia đình.

Câu 4. Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn đã rủ H cùng tụ tập chơi bài, nếu ai thua sẽ phải chịu phạt 5.000 đồng. Nếu là H, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Từ chối tham gia, bản thân chỉ đứng xem các bạn chơi.

B. Đồng ý, rủ thêm nhiều bạn khác trong lớp cùng chơi cho vui.

C. Từ chối nhưng cũng không can ngăn vì không phải việc của mình.

D. Khuyên các bạn không nên chơi vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 5. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào dưới đây?

A. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.

B. Tự do kinh doanh những mặt hàng đúng quy định.

C. Tố giác những người có hành vi vi phạm pháp luật.

D. Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống ma túy.

Câu 6. Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Ông B tố giác bà Y thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan.

B. Anh K lén lút trồng cây cần sa trong vườn để bán kiếm lời.

C. Bạn B tích cực tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy.

D. Chị H thiết lập lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật.

Câu 7. Luật Trẻ em năm 2016 không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Bán cho trẻ em rượu, bia, thuốc lá.

B. Cho trẻ em sử dụng chất kích thích.

C. Xây dựng các khu vui chơi lành mạnh.

D. Bán những thực phẩm có hại cho trẻ em.

Câu 8. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về tệ nạn cờ bạc?

A. Cờ bạc là bác thằng bần.

B. Bói ra ma, quét nhà ra rác.

C. Ăn cắp quen tay.

D. Ngủ ngày quen mắt.

Câu 9. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: Ông A mở dịch vụ Karaoke nhưng lợi dụng để tổ chức hoạt động mại dâm. Thấy C là học sinh THCS (lớp 9) xinh đẹp, lại ham chơi, hay bỏ học nên ông A đã dụ dỗ C tham gia vào đường dây mại dâm của mình. Khi C đồng ý, ông A ngay lập tức liên lạc với đối tượng có nhu cầu để: thỏa thuận giá cả, sắp xếp thời gian cho C và đối tượng đó gặp nhau.

Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hành vi vi phạm pháp luật của ông A?

A. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.

B. Dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia bán dâm.

C. Môi giới mại dâm.

D. Tổ chức hoạt động buôn người xuyên biên giới.

Câu 10. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật được gọi là gì?

A. Xã hội.

B. Tập thể.

C. Gia đình.

D. Cộng đồng.

Câu 11. Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già.

B. Bạn P thường phụ giúp bố mẹ việc nhà.

C. Bạn Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ.

D. Bà M luôn chăm sóc, yêu thương các cháu.

Câu 12. Theo quy định của pháp luật, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào đối với con cái?

A. Đánh đập, sai bảo.

B. Chỉ trích, điều khiển.

C. Thương yêu, chăm sóc.

D. Phụng dưỡng, hiếu thảo.

Câu 13. Câu ca dao nào sau đây nói về người con hiếu thảo?

A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.

B. Chí tâm niệm phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao.

C. Ông sống ăn những cá thèn/ Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

Câu 14. Câu ca dao nào sau đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Anh em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

B. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

C. Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.

D. Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu.

Câu 15. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

Tình huống. Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng, đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi.

A. Ông nội của P.

B. Bạn P.

C. Cả ông nội P và P.

D. Không có nhân vật nào vi phạm.

Câu 16. G là con trai duy nhất trong gia đình nên được bố mẹ chiều chuộng. Bố mẹ thường nói với G rằng: Con chỉ cần học giỏi, những việc khác đã có bố mẹ lo. Do được nuông chiều, nên dần dần G sinh ra tính ỷ lại, lười biếng và không nghe mời bố mẹ. Bố mẹ G rất buồn, nhưng vì thương con nên không trách mắng G.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Bạn G.

B. Bố mẹ bạn G.

C. Bố mẹ G và G.

D. Không có nhân vật nào vi phạm.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy kể tên những tệ nạn xã hội phổ biến.

Câu 2 (2,0 điểm): Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

- Ý kiến A. Mỗi một gia đình tốt là sẽ là một tế bào lành mạnh cho xã hội.

- Ý kiến B. Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con vô điều kiện.

- Ý kiến C. Xã hội tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy mỗi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.

- Ý kiến D. Chăm sóc con cái là việc của gia đình, còn dạy dỗ là việc của nhà trường.

Câu 2 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Ông D là hàng xóm của gia đình T thường xuyên tổ chức sử dụng ma tuý cho thanh niên trong thôn. Thấy T hay sang chơi, ông D đã dụ dỗ T cùng thử ma tuý. Trước hành vi của ông D, T kiên quyết từ chối không dùng thử nên bị ông D cho mấy người nghiện ngập đe doạ. Thấy T có biểu hiện lo lắng, qua trò chuyện, bố mẹ biết được hành vi của ông D đối với con mình nên đã tố giác với cơ quan công an.

Câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét hành vi của ông D, T và bố mẹ T

b) Có ý kiến cho rằng, hành vi của ông D chỉ bị xử phạt hành chính là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-C

3-A

4-D

5-A

6-B

7-C

8-A

9-D

10-C

11-C

12-C

13-B

14-B

15-C

16-C

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm):

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Các loại tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm: ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan,…

Câu 2 (2,0 điểm):

- Tán thành với các ý kiến: A, C. Vì: những ý kiến này đã phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với bản thân mỗi người và đối với xã hội.

- Không tán thành với các ý kiến: B, D. Vì:

+ Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương con cái, nhưng không có nghĩa là sự yêu thương, chiều chuộng một cách vô điều kiện. Hành động nuông chiều thái quá dễ hình thành những thói quen xấu ở con cái, như: ỷ lại, ích kỉ,…

+ Gia đình cũng cần có trách nghiệm trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.

Câu 2 (3,0 điểm):

- Yêu cầu a)

+ Hành vi của ông D đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. Vì, ông D đã: tổ chức sử dụng ma túy; cưỡng ép người khác sử dụng ma túy

+ Hành vi của T và bố mẹ là đúng, thể hiện rõ trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Yêu cầu b) Em không đồng tình với ý kiến trên. Vì: theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi tổ chức sử dụng ma túy và lôi kéo, ép buộc người khác sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học ...

Môn: Giáo dục công dân 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 1 Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Đề số 2)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?

A. Trồng các loại cây có chứa chất ma túy.

B. Bán dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm.

C. Hành nghề mê tín dị đoan (bói toán, cúng,…)

D. Xả rác thải không đúng nơi quy định.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội?

A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.

B. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

C. Chỉ gây tổn hại về sức khỏe thể chất.

D. Suy kiệt tài chính, tan vỡ hạnh phúc.

Câu 3. Chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây để tránh vấp phải tệ nạn xã hội?

A. Thử tham gia tệ nạn xã hội một lần cho biết.

B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội.

C. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.

D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội.

Câu 4. Bạn H là học sinh lớp 7A. H có thân hình cao lớn (do đang ở tuổi dậy thì) và gương mặt khả ái. Một lần, trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với H. Người phụ nữ đó ngỏ ý muốn rủ H đi chơi và hứa sẽ cho H thêm nhiều tiền tiêu xài. Trong trường hợp này, nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.

B. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi.

C. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.

D. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.

Câu 5. Nhân vật nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Chị T lôi kéo bạn M tham gia vào đường dây mại dâm.

B. Ông T bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp.

C. Bà H tổ chức hoạt động “mua thần bán thánh” tại địa phương.

D. Tập thể lớp 7E tham gia lớp học về phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 6. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lôi kéo trẻ em

A. tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.

B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu.

C. sử dụng các văn hoá phẩm đồi truỵ.

D. vui chơi, giải trí lành mạnh.

Câu 7. Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Buôn bán ma túy.

B. Tổ chức mại dâm.

C. Đánh bài ăn tiền.

D. Xuất khẩu lao động.

Câu 8. Chúng ta cần gọi đến đường dây nóng 111 khi

A. phát hiện hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.

B. cần hỗ trợ đế chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

C. tố giác tội phạm về ma túy, cờ bạc.

D. cần hỗ trợ cấp cứu y tế.

Câu 9. Gia đình T sống ở một vùng quê còn nhiều khó khăn. Do điều kiện vệ sinh kém, môi trường ẩm thấp, nhiều muỗi, nên em trai của T bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Thấy vậy, bà nội của T đã khuyên bố mẹ T nên mời ông K (thầy cúng) đến nhà làm lễ mong cho em của T khỏi bệnh. Nếu là T, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì bố mẹ mới có quyền quyết định.

B. Đồng ý với ý kiến mời thầy cúng về làm lễ của bà nội.

C. Khuyên bố mẹ nhanh chóng đưa em tới bệnh viện chữa trị.

D. Khuyên bố mẹ không cần lo vì bệnh này không nguy hiểm.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……. là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật?

A. Gia đình.

B. Xã hội.

C. Cộng đồng.

D. Tập thể.

Câu 11. Theo quy định của pháp luật, con cháu không được phép thực hiện hành vi nào sau đây với ông bà, cha mẹ?

A. Lễ phép, kính trọng.

B. Yêu thương, hiếu thảo.

C. Chăm sóc, phụng dưỡng.

D. Ngược đãi, lăng mạ.

Câu 12. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

A. Chị T ra điều kiện chỉ chăm sóc cha mẹ nếu được hưởng thừa kế.

B. Bạn Q thường xuyên trốn học, không nghe lời ông bà, cha mẹ.

C. Bạn P chăm chỉ học tập và thường phụ giúp bố mẹ việc nhà.

D. Ông M chỉ quan tâm cháu trai, không quan tâm đến cháu gái.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với mỗi người?

A. Là mái ấm yêu thương.

B. Là môi trường làm việc hiệu quả.

C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.

D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

Câu 14. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Anh em như thể chân tay/ rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

C. Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

D. Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

Câu 15. Vì mưu sinh nên bố mẹ đi làm xa, do đó, từ nhỏ K đã được ông bà nội chăm sóc. Khi phát hiện K có biểu hiện ham chơi, học tập sa sút, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần. Bố mẹ K biết chuyện, cũng thường xuyên gọi điện tâm sự, nhắc nhở K nên cố gắng học tập, nghe lời ông bà. Tuy vậy, K vẫn không thay đổi.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

A. Ông bà nội của K.

B. Bố mẹ của K.

C. Bạn K.

D. Tất cả các nhân vật đều vi phạm.

Câu 16. T và H đã hẹn nhau chủ nhật tuần này sẽ cùng đi đá bóng. Đến ngày hẹn, do có việc đột xuất, bố mẹ phải ra ngoài để giải quyết công việc, do đó, bố mẹ đã nhờ T ở nhà chăm sóc ông nội (ông T bị ốm). Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Từ chối vì đã hẹn với H đi đá bóng.

B. Đồng ý, đợi bố mẹ đi khỏi thì trốn đi chơi.

C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn H dịp khác sẽ đi chơi.

D. Ở nhà nhưng tỏ thái độ giận dỗi, không thực lòng chăm sóc ông.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Trong phòng, chống tệ nạn xã hội, công dân có trách nhiệm như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc học sinh vướng vào tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh”. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 2 (3,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. S được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên S cho rằng mình có quyền đương nhiên như vậy. Hằng ngày, S không phải làm việc gì trong gia đình, kể cả việc chăm sóc bản thân cũng ỷ lại vào bố mẹ. S hay đòi hỏi bố mẹ phải mua cho nhiều thứ, kể cả những thứ đắt tiền, nếu không có là S lại vùng vằng, hờn dỗi. Bố mẹ và họ hàng trong gia đình có nói gì S cũng không nghe. S cho rằng, mình là con gia đình khá giả nên mình có quyền được hưởng mọi thứ mà không phải thực hiện nghĩa vụ gì.

Câu hỏi:

a) S đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình hay chưa? Vì sao?

b) Suy nghĩ của S về việc mình chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ trong gia đình là đúng hay sai? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-C

3-A

4-D

5-D

6-C

7-D

8-A

9-C

10-A

11-D

12-C

13-B

14-A

15-C

16-C

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm):

- Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội:

+ Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.

+ Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.

+ Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Không đồng tình với ý kiến trên. Vì: có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc học sinh mắc phải các tệ nạn xã hội. Ví dụ như:

+ Nguyên nhân khách quan: học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc; thiếu sự giáo dục phù hợp, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, yêu thương của gia đình; thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh,,....

+ Nguyên nhân chủ quan: bản thân học sinh thiếu hiểu biết; ham chơi, đua đòi; thiếu hụt kĩ năng sống,…

- Trong những nhóm nguyên nhân trên, các nguyên nhân chủ quan có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất dẫn đến việc học sinh mắc tệ nạn xã hội.

Câu 2 (3,0 điểm):

- Yêu cầu a) S chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Vì: bạn S luôn đòi hỏi, ỷ lại vào bố mẹ.

- Yêu cầu b) Suy nghĩ của S là sai, vì: con cái có quyền được bố mẹ yêu thương, chăm sóc nhưng cũng có nghĩa vụ cần phải giúp đỡ bố mẹ những việc phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe,…

Để xem trọn bộ Đề thi Giáo dục công dân 7 Cánh diều có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 7 bộ sách Cánh diều hay, có đáp án chi tiết:

Đề thi Học kì 2 Toán lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Tiếng Anh lớp 7 Explore English (10 đề có đáp án + ma trận) | Cánh diều

Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Học kì 2 Tin học lớp 7 Cánh diều (10 đề có đáp án + ma trận)

1 1,195 04/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: